Page 321 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 321
Nghiên cứu phút triển 307
Trên toàn xã Tân Công Sính, tổng cộng 976 hộ có hộ
khẩu thường trú, bên cạnh đó còn có khoảng 100 hộ với 363
nhân khẩu di dân tự do đang sinh sống theo qui chế tạm trú.
Ở xã Tân Hòa Đông, tình hình còn đa dạng hơn, toàn xã có
449 hộ (1.590 nhân khẩu), nhưng ưong đó số hộ thực tế cư
trú tại xã chỉ là 318 hộ (1.170 nhân khẩu). Trong số 318 hộ
này, có 138 hộ xuất hiện theo mùa, còn lại 180 hộ ch! thỉnh
thoảng xuất hiện hoặc hoàn toàn không có mặt. Trên thực
tế, hiện tượng những cư dân chỉ xuất hiện và hoạt động
theo mùa là hiện tượng phổ biến ở cả ba cộng đồng.
Như vậy, nếu hiểu khái niệm cộng đồng theo nghĩa là
“một tập hợp dân cư sống trong một khu vực địa lý” {1), thì
cả ba thực thể được khảo sát ở đây cần phải được xem như
là những tập hợp rất đặc thù, mà chúng tôi tạm gọi là kiểu
“cộng đồng mờ”, - hiểu theo nghĩa là những cộng đồng dân
cư, ngoài một bộ phận cơ hữu thường xuyên có mặt, số còn
lại rất bất định về số lượng, đồng thời trong đó có những
thành viên không cữ trú thường xuyên mà cỉứ quần tụ theo
mùa.
Để làm rõ thêm các nguyên nhân đưa đến sự hình
thành kiểu cộng đồng này, cuộc khảo sát đã đi sâu vào tìm
hiểu đặc điểm ứng xử xã hội của các gia đình di dân. Kết
quả khảo sát cho thấy, - và đây là điểm đặc biệt đáng lưu ý
trước hết, - đa số các gia đình, khi chọn con đường di dân-
khẩn hoang ở Đồng Tháp Mười, thường tự động tách ra làm
hai bộ phận. Một bộ phận đi trước, - thường gồm hai lao
động, theo qui chế di dân mà nhà nước đã qui đinh, - đây ( l )
(l) Xem : Nicholas Abercrombie, .. - The Penguin Dictionary of
Sociology. London, 1988, p. 44.