Page 323 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 323
Nị>hiên cứu phút triển 309
đình đi trước, một bộ phận đi sau; còn 29,5% thì để một bộ
phận của gia đình ở hẳn lại quê nhà. Nói khác đi, có hơn
một nửa tổng số các gia đình di dân chọn phương thức “một
cảnh hai quê”, hay có thể gọi là kiểu gia đình “lưỡng cư”.
Và cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, dù là di dân chính thức
theo kế hoạch của nhà nước hay di dân tự do, tỷ lệ số gia
đình “lưỡng cư” hầu như không khác biệt, - với 52,8% ở
nhóm di dân theo kế hoạch và 53,1% ở nhóm di dân tự do.
Đó là phương thức chuyển cư được chọn lựa ban đầu, -
lúc các gia đình mới bắt đầu đi khẩn hoang. Còn trên thực
tế hiện nay, khi phân tích tình trạng hộ khẩu của cả gia đình
hoặc của từng thành viên, chúng ta cũng nhận ra tính chất
phân đôi và “lưỡng cư” như đã nói trên. Trong tổng sô 302
hộ được khảo sát, hiện tại có 195 hộ (64,6%) cả gia đình
thường trú ở cộng đồng mới; có 65 hộ (21,5%) phân đôi, tức
là thường trú ở hai nơi; và 42 hộ (13,9%) để hộ khẩu thường
trú của cả gia đình ở quê cũ. Cũng cần nói thêm rằng, ở
thời điểm khảo sát, có 114 gia đình di dân (37,7%) còn có
nhà ở quê cũ. Bảng 43 đi sâu vào tình trạng hộ khẩu của
từng thành viên các gia đình di dân được khảo sát tại ba
cộng đồn».