Page 76 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 76
58 Đồng Tháp Mười
Những số liệu nêu trên (có lẽ chưa thật đầy đủ) cho
thấy, các khu vực ngập lụt sâu tập trung hầu hết vào Đồng
Tháp Mười. Nếu chỉ tính những vùng bị ngập lụt sâu từ 2,0
mét trở lên (363.000 ha) ở đồng bằng sông Cửu Long, thì
trong đó riêng ở Đồng Tháp Mười có tới 203.000 ha (bằng
55,9%). Mặt khác, như bảng trên đây cho thấy, chỉ ở Đồng
Tháp Mười mới có những vùng bị ngập lụt sâu trên 3 mét.
Toàn vùng Đồng Tháp Mười chỉ có một diện tích nhỏ
bằng khoảng 5,0% (35.000 ha) không bị ngập lụt. Phần còn
lại năm nào cũng bị ngập, trong đó có khoảng 22,6% diện
tích (158.000 ha) mức ngập lụt dưới 1,0 mét; và 72,4%
(505.000 ha) mức ngập trên 1,00 mét. Mức trung bình của
thời gian ngập, tùy từng vùng, dao động trong khoảng từ 50
đến 115 ngày, mức tối đa có khi tới 5 tháng. Nếu dựa theo
mức độ và thời gian ngập lụt, có thể chia Đồng Tháp Mười
thành bốn vùng, như sau (1).
- Vùng ngập sâu : Trên hình vẽ 1, vùng này được ký
hiệu là vùng 1, có độ sâu ngập trên mặt ruộng hơn 2,0 mét.
Thuộc các khu vực ở trung tâm Đồng Tháp Mười, như các
huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng (tỉnh Long An), Hồng Ngự,
Tam Nông, Tháp Mười và nhiều nơi khác của tỉnh Đồng
Tháp. Đây là vùng đất trũng, ngập lụt sớm, bắt đầu từ giữa
tháng Tám, do nước lũ theo các tuyến kênh từ sông Tiền đổ
vào, và đến cuối tháng Tám - đầu tháng Chín nước lũ từ
Campuchia tràn sang. Thời gian ngập lụt trung bình 115
ngày. Phần đông-bắc vùng này giáp với sông Vàm cỏ Tây,
(!)
Theo : Nguyễn Ân Niên. - Tài liệu dã dẫn; Viện Khoa học Việ
Nam - Trung tâm Địa học. - Tài liệu đã dẫn.