Page 72 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 72
54 Đồng Tháp Mười
Để phân loại lụt, một số chuyên gia cho rằng, nên lấy
mực nước tại Mộc Hóa ứng với tần suất 5 năm xuất hiện
một. lần (tức là mức 2,20 mét) làm chuẩn, - nếu mực nước ở
đây từ 2,20 mét trở lên thì gọi là lụt lớn ở Đồng Tháp Mười,
dưới mức đó thì gọi là lụt trung bình hoặc nhỏ.
Tinh hình ngập lụt ở Đồng Tháp Mười diễn biến khác
nhau trong từng năm khác nhau. Điều này, ngoài lượng lũ
đổ vào, còn tùy thuộc nhiều yếu tô". Một là, mưa nội đồng :
lượng mưa nội đồng so với lượng nước lũ ngoại lai là không
đáng kể, - chỉ bằng khoảng 2 - 3%, - nhưng cũng góp một
phần làm ngập lụt, nhất là ở những vùng khó tiêu thoát.
Hai là, sự tác động của thủy triều từ biển Đông. Hàng năm,
cứ từ tháng Chín đến thắng Mười Hai là thời kỳ triều
cường, trùng hợp với mùa lũ, khiến cho cả vùng phía nam
và phía tây Đồng Tháp Mười bị tình trạng nước dềnh cao
ảnh hưởng đến quá trình ngập lụt, - triều càng tác động
mạnh, càng làm gia tăng mức độ và thời gian ngập lụt. Ba
là, một số công trình cơ sở hạ tầng mới phát triển trong
khoảng thập kỷ nay cũng góp phần hạn chế quá trình thoát
lũ và làm gia tăng tình trạng ngập lụt. Các bờ bao lửng (để
chông lũ tháng Tám) và hệ thống đường bộ vượt cao hơn
mực nước lũ (mới xây dựng trong những năm gần đây) làm
cho sự truyền lũ bị đổi hướng và chậm lại, làm dâng cao
mực nước vùng trung tâm Đồng Tháp Mười, độ ngập lụt sâu
thêm, thời gian ngập lụt kéo dài hơn và rút chậm hơn.
Phân vùng theo mức độ ngập lụt. Hằng năm, - bất kể
là năm lũ lớn hay nhỏ, lũ sớm hay muộn, - Đồng Tháp
Mười đều bị ngập lụt. Trong suốt nhiều tháng trời, toàn
vùng giông như một biển nước mênh mông. Tuy nhiên,