Page 71 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 71
Nghiên cứu phát triển 53
2. Ngập lụt
Phân hiệt lũ và lụt. Người ta thường dùng khái niệm
“lũ lụt” để chỉ chung cho hiện tượng “lũ” và hiện tượng
“ngập lụt”. Trong những trường hợp khác, người ta không
tính đến trạng thái ngập lụt, mà chỉ gọi chung là “lũ”. Thực
ra, cần phải phân biệt (tương đốì) hai vấn đề này. Nói một
cách giản đơn nhất, lũ tùy thuộc các yếu tố của nguồn nước
từ nsoài đổ vào; còn lụt là trạng thái ngập nước trong nội
đồng và tùy thuộc chủ yếu vào các điều kiện thoát nước.
Ở Đồng Tháp Mười, mối tương quan giữa lũ và lụt khá
phức tạp. Có khi lũ không lớn nhưng lại ngập lụt sâu và
kéo dài. Có thể đưa ra một ví dụ về vấn đề này dựa vào
những phân tích từ trận lũ năm 1995 (1). Theo đó, năm 1995
mực nước lũ cao nhất ở Tân Châu (phía lũ vào) là 4,3 mét,
- chỉ cao hơn mực nước lũ trung bình nhiều năm có 12 cm;
trong khi đó ở Mộc Hóa (phía lũ ra) mực nước cao nhất là
2,46 mét, - cao hơn mực nước lũ trung bình đến 73 cm.
Như vậy, năm 1995 lũ ỡ sông chính chỉ tới mức trên trung
bình một ít, thì ngược lại ở Đồng Tháp Mười bị ngập lụt
nghiêm trọng. Do đó, nếu lấy mực nước lũ (ở Tân Châu)
làm chuẩn để đánh giá tình hình ngập lụt ở Đồng Tháp
Mười là chưa hợp lý; mà phải lấy mực nước tại Mộc Hóa
để đánh giá mức độ ngập lụt trong Đồng Tháp Mười.
(l) Xem : Nguyễn Đình Phước. - Một sổ ý kiến 'chung quanh vấn đề
nước ở vung Đỏng Tháp Mười. Trong : Dự án Điều tra, đánh giá
diễn hiến tự.nhiên - kinh tế - xã hội vùng Đông Tháp Mười sau 10
năm khai thác (1986 - 1995). - Tài liệu đã dân.