Page 22 - ke chuyen cu pho bang nguyen sinh sac
P. 22
K ể chuyện cụ Phó bảng NGUYỀN SINH SẮC
tầng lớp sĩ phu yêu nước là duy trì việc học tập và
thi cử theo Hán học, bên cạnh việc phát triển
nhanh chóng nền giáo dục mới - Tây học.
Tuy nhiên, thực dân Pháp hiểu rõ rằng Nho học
đã vào Việt Nam từ lâu - thời Bắc thuộc - đã dần
dần được cải biến thành một nền giáo dục dân tộc,
trên cơ sở quan điểm, tư tưởng phong kiến. Các quan
Thái thú, Thứ sử Trung Quốc thời Bắc thuộc muôn
dùng Nho học để đào tạo một tầng lớp trí thức bản
địa làm tay sai cho chúng rồi tiến hành đồng heá
nhân dân Việt Nam. Song chúng đã thất bại, vì chữ
Hán và đạo Nho cũng chỉ được truyền bá và phát
triển trong bộ phận quan lại đô hộ và tầng lớp trên
của xã hội Giao Chỉ lúc bấy giờ. Ngay những người
Giao Chỉ được đào tạo có hệ thống về Hán học, đỗ
đạt, làm quan vẫn giữ tinh thần, khí tiết dân tộc,
không bị Hán hoá. Tinh Thiều là một ví dụ tiêu
biểu: đỗ đạt cao ở Trung Quốc, không chịu nhục, về
nước theo Lý Nam Đế đánh giặc, giải phóng nhân
dân khỏi ách đô hộ của Trung Quốc.
Hơn nữa, nhân dân ta có nền giáo dục dân gian
truyền thống, có sức mạnh chống sự đồng hoá của
phong kiến xâm lược Trung Quốc, xây dựng nền giáo
dục dân tộc. Điều này được Nguyễn Trãi ghi rõ trong
"Cáo Bình Ngô" sau khi đánh thắng quân Minh xâm
lược đô hộ: "Như nước Đại Việt ta / Vốn xưng nền văn
hiến đã lâu !". Một nước có nền văn hiến phải là môt
22