Page 55 - nam bo xua va nay
P. 55
T H Ờ I NHÀ NGUYỀN
Năm Nhâm Thìn (1832), tỉnh An Giang chính thức được thành
lập. Diện địa buổi đầu của An Giang tương ứng với huyện Vĩnh An,
thuộc phủ Tân Thành (lệ vào trấn Vĩnh Thanh-Vĩnh Long). Theo '
Gia Định thành thông chí, huyện Vĩnh An trước là tổng, sau đổi
làm huyện, lãnh hai tổng là Vĩnh Trinh và Vĩnh Trung, gồm 81
thôn, phường. Phía đông giáp huyện Vĩnh Bình (sau thuộc Vĩnh
Long), lấy từ ngư câu ngang với tiểu câu Đồ Bà, rồi đến cửa sông
Cái Bồn làm giới hạn; phía tây giáp phủ Nam Vang (Cao Miên), lấy
cửa sông Tiền ngang đến thượng khẩu sông Hậu xuống đến cửa
sông Cái Bồn làm giới hạn; phía bắc lấy thượng khẩu sông Tiền bao
cả những cù lao Cái Dừng, Bãi Tê, Bãi Tân, Bãi Ngưu, Bãi Long
An, Cai Nga, Tân Phụng, Vĩnh Tồng đến bờ phía nam cửa sông Cái
làm giới hạn.
Là một trong 6 tỉnh của Nam kỳ lục tỉnh, An Giang nằm vắt
ngang giữa Nam kỳ, cặp theo bờ tây hai nhánh Tiền giang và Hậu
giang suốt từ biên cương đến biển cả, bao gồm nhiều cù lao trên
sông Tiền, sông Hậu. Có 3 phủ, 8 huyện. “Đông tây cách nhau 94
dặm. Nam bắc cách nhau 150 dặm. Phía đông đến sông Tiền Giang
giáp địa giới huyện Kiến Phong, tinh Định Tường 48 dặm. Phía tây
đến địa giới 3 huyện Hà Châu, Long Xuyên và Kiên Giang, tinh Hà
Tiên 46 dặm. Phía nam đến biển 108 dặm. Phía bắc đến 2 đồn Tiến
An và Bình Di giáp địa giói Cao Miên 42 dặm. Phía đông nam đến
địa giới 2 huyện Vĩnh Bình và Tuân Nghĩa, tinh Vĩnh Long 196
dặm. Phía tây nam đến địa giới tinh Hà Tiên 75 dặm. Phía đông
bắc đến địa giói tinh Định Tường 26 dặm. Phía tây bắc đến địa giới
Cao Miên 44 dặm. Từ tinh ly đến kinh 2.300 dặm ”. Sách Đại Nam
nhất thống chí mô tả như vậy, nhưng không nói rõ khoảng cách
tính bằng dặm là đo theo đường thủy hay đường bộ.
60