Page 59 - nam bo xua va nay
P. 59
về vị trí và đặc điểm địa hình, phía đông tỉnh An Giang giáp
tỉnh Đồng Tháp, giới hạn bởi sông Tiền, từ biên giới xuống đến hết
huyện Chợ Mới, và theo sông Cái Tàu Thượng (xã Hội An) từ Vàm
ở sông Tiền ăn qua sông Hậu, quanh co 113km. Phía nam và tây t
nam giáp tỉnh Kiên Giang, từ trên đoạn giữa kinh Vĩnh Tế ở biên
giới xuyên qua khu Tứ giác Long Xuyên xuống đến Cái sắn, dài
70km. Phía nam và đông nam giáp tỉnh Cần Thơ theo đường ranh
huyện Thốt Nốt ở kinh Cái sắn, dài 68km. Bắc và tây bắc giáp nước
Campuchia từ ranh giới giáp tỉnh Kiên Giang đến ranh giới giáp
tỉnh Đồng Tháp dài 97km, qua 5 huyện, thị xa sát biên giới là Tri
Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc, Tân Châu và An Phú.
Các điểm cực bắc yà cực nam lần lượt ở vào các vĩ độ bắc
10°57' và 10° 12’ (Thoại Giang); các điểm cực tây và cực đông lần
lượt ở vào các kinh độ đông 104°46' (Ba Chúc, Vĩnh Gia) và 105°35'
(Bình Phước Xuân).
Chiều dài dài nhất của tỉnh tính từ bắc xuống nam theo đường
chim bay là 88km; chiều rộng rộng nhất từ đông sang tây là 90km.
Về đặc điểm địa hình, sau thời Nam kỳ lục tỉnh, An Giang
không còn biển cả. Chung nhất, nó được cấu tạo bởi một địa hình
kỳ thú và khá phức tạp vừa có đồi núi thấp (vùng Tri Tôn, Tịnh
Biên, được xem như 2 huyện miền núi, gồm 21/26 xã, thị trấn với
diện tích chung 73.129 ha/95.716 ha đất tự nhiên), vừa trủng thấp
(khu Tứ giác Long Xuyên), lại vừa có nhiều cồn, cù lao (4 huyện
An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới đều nằm giữa 2 sông Tiền
Giang và Hậu Giang) và dọc theo bờ tây sông Hậu được xem là
vùng bán sơn địa (từ Châu Đốc đến Vàm Cống).
Cao trình chung nhất là thấp dần từ biên giới đến huyện Thoại
Sơn.
64