Page 207 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 207
(câu 1). Chàng ở phương nao, bấy lâu bặt tin nhạn
cá, thiếp chẳng biêt chàng ấm lạnh dường bao (câu
2 )” Đàn thì có kìm và violon, và Vọng cổ “Giã bạn
lên đường” thì có tranh và violon.
Năm 1938, cô lên Battambang, giọng ca của cô
làm cho Thầy Độ (người miên Trung làm Chef de gare
Battambang) mê mệt và hai người yêu nhau và Thầy
Độ bỏ tiền ra lập ra gánh hát để tên “Gánh Cô Ba
Được”. Gánh hát chưa được sống bao lâu thì Sở Hỏa
xa Nam Vang phát hiện Thầy Độ thụt két thế là gánh
hát rã!
Ca sĩ Hồng Châu, cao khoảng l,6m, người to to,
đầu tóc dài và uốn bổm xồm như ổ quạ, ca Vọng
cổ nhịp 8 “Cộp, cộp, Bonjour Thầy Ba”, “Đêm lụng
canh trường”, “Thà câm trọn đời”, “Cảnh trời chiều”,
“Đành rằng...”. Lư Hoà Nghĩa (tức Nấm Nghĩa) ca
20 câu Vọng cổ nhịp 8 “Vì tiên lỗi đạo”: “Văng vẳng
tiếng chuông chùa, giọng công phu nó xa đưa của
đoàn sư vãi (cấu 1). Ba tiếng chuông ngân, giọng
chuông tức tỉnh dường như khêu gợi nỗi bi tình trên
cõi trần ai (câu 2).”
Năm Nghĩa ca nhiều Vọng cổ, nhưng tại sao
phần đông thính giả chỉ chiêm ngưỡng Vọng cổ lời
ca “Văng vẳng tiếng chuông chùa”? Như tôi đã nói,
Vọng cổ này ra đời vào lúc phần đông người ta nghĩ
đến việc tu hành, đi chùa chiền lễ Phật. Bằng cớ cho
206 I NGUYỀN THUYẾT PHONG