Page 247 - nguyen vinh bao nhung giai dieu cuoc doi
P. 247
đòi chứng nhận bản quyển gì cả. Ông cũng không
màng việc phổ biến rộng rãi hay sản xuất hàng loạt
để kiếm được nhiều tiền. Ông quan niệm, việc sản
xuất hàng loạt đàn tranh cũng giống như việc một
bức chân dung được nhiều họa sĩ vẽ, người vẽ mắt,
người vẽ chân mày, kết quả là một công trình vá víu
không hoàn thiện. Đồng thời, nếu không cải tiến,
không chỉnh sửa, sẽ không có một tác phẩm nghệ
thuật tốt cho âm nhạc. “Điển hình nhứt là đại nhạc
sĩ Chopin, nếu không có cây dương cầm tốt, chắc thế
giới sẽ mất đi một phần lớn thích thú vì thiếu vắng
những bản Dạ tấu khúc (Nocturnes) hoặc các Bản
luyện ngón (Études) độc đáo ấy”, ông chỉ rõ.
Trong công trình cải tiến đàn tranh của nhạc
sư Vĩnh Bảo, sự hòa hợp của các bộ phận trong
một cây đàn là yếu tố quan trọng nhất. Ông hiểu
rõ chức năng của từng bộ phận trong cây đàn và
luôn tính toán làm sao cho tất cả các bộ phận hỗ
trợ, bổ sung cho nhau một cách hài hòa nhất. Theo
ông, yếu tố văn hóa trong sáng tạo còn cẩn phải
bổ sung bằng những hiểu biết khác về: (1) nghề
mộc, (2) kỹ năng cá nhân, (3) kiến thức về vật lý
học, về đặc tính của gỗ, và (4) sau cùng là trình độ
thẩm âm.
Đến thời điểm hiện nay, ông cũng chưa truyền
lại cho ai toàn bộ bí quyết đóng đàn ngoài người
246 I NGUYỀN THÚY UYỂN