Page 2 - phan 2
P. 2
biến đâu mất, và ông Chủ quận tên là Công, một con người lúc
nào cũng uy nghi ngồi trên lưng ngựa mỗi khi ra khỏi dinh,
cũng không còn thấy xuất hiện.
Cũng không biết bằng cách nào mà lại thấy có một ông Chủ
quận mới là ông Hai Hiển, một điền chủ lớn nhất trong quận
Cao Lãnh với cả ngàn héc ta đất cho thuê ở Đồng Tháp Mười,
và theo như anh Bảy Noãn viết trong hồi ký thì ông này là người
thân Nhật. Trong lúc đó thì bác Ba Vẹn của chúng tôi, một điền
chủ lớn có mấy trăm héc ta đất ở Đồng Tháp Mười nghe đâu
cũng được mời ra làm chức Quận phó hay cố vấn gì đó, bởi
tôi thấy Bác thường mặc áo dài đen, che dù đen lui tới Dinh
quận cũ. Riêng bác Ba thì tôi biết chắc chắn là một người có xu
hướng thân Nhật bởi khi quân đội Nhật vừa đặt chân vào Việt
Nam thì bác đã mang vứt xuống sông tất cả những quyển sách
tiếng Pháp do người con trai của bác là anh Hai Ứng để lại, và
bản thân bác thường mang ra đọc quyển Nhật bản ba mươi năm
duy tân, cũng rất nhiều lần tôi nghe bác có lời khen đối với ông
Cường Để. Sau này nghĩ lại sở dĩ những vị trí cầm đầu trong
quận lại được chuyển giao một cách êm xuôi như vậy cũng có
thể là do quân Nhật cài cắm trước chờ thời cơ đảo chính Pháp,
mà cũng có thể là do các phe phái thân Nhật thừa lúc lộn xộn
mà nhanh tay tổ chức đưa người của mình lắp vào chỗ trống
quyền lực khi chánh quyền Pháp vừa mới bị quân Nhật lật đổ
ngày 9 tháng 3 năm 1945. Tuy nhiên với những người đứng
đầu như trên đã nêu có thể nói rằng cái chánh quyền mới được
dựng lên này cũng chỉ là đại diện cho giới nhà giàu.
Tháng 7 năm 1945 phong trào Thanh niên Tiền phong từ
Sài Gòn lan nhanh đến Cao Lãnh và phát triển khá rầm rộ, với
tổ chức quy củ, phân chia thành từng đội, liên đội, mặc áo sơ-mi
70 Nguyễn Long trảo