Page 4 - phan 2
P. 4
làm giáo viên thể dục thể thao ở Trường thầy đã nói: “Thanh
niên là rường cột của quốc gia, chết thì phải da ngựa bọc
thây, chớ không phải chết trên giường vợ nghen!”.
Lúc đó, đêm nào tôi cũng đi gác cầu đúc Cao Lãnh, mỗi đêm
hai phiên, mỗi phiên năm người, gác sáu tiếng. Phải nói là
lúc đó tôi cũng như bà con ở chợ Cao Lãnh rất phấn khởi vì
biết nước mình được độc lập không bị người Pháp đè đầu
cỡi cổ nữa. Lúc đó, bất cứ giờ nào, hễ nghe tiếng trống báo
động thì tôi xách cây tầm vong chạy lên trụ sở Thanh niên
Tiền phong, ở dốc cầu đúc, phía xã Hòa An, sẵn sàng làm
nhiêm vụ.
Tháng Tám năm 1945 là những ngày “cộng sản dậy”, tức
là cách nói thông thường chỉ các cuộc nổi dậy của lực lượng
quần chúng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cũng giống như cuộc
bạo động cách mạng từng xảy ra năm 1930 ở Cao Lãnh. Đêm
đầu họ kéo đến đốt nhà ông Hội đồng Rùm trong rạch Cái Sâu
thuộc xã Hòa An, nằm bên hữu ngạn sông Cao Lãnh. Đêm sau
họ kéo sang xã Mỹ Trà của chúng tôi, và khi đi ngang nhà ông
Hương cả Chương là người đứng đầu Ban Hội tề xã thì nghe rõ
họ kêu đích danh và hô to những khẩu hiệu “đả đảo, đả đảo...”.
Nhớ lại thì lúc đó tuy đoàn người chỉ đi ngoài đường lộ, cách
nhà chúng tôi khá xa, nhưng bác Ba Vẹn lại vô cùng hoảng sợ,
bởi bác là điền chủ nổi tiếng là giàu có trong vùng, nghĩ rằng
mình có thể là đối tượng đánh đổ của cộng sản nên nghe tiếng
“cộng sản dậy” thì làm sao mà không khiếp sợ? Mà thuở ấy
trong dân chúng ai nghe đến cộng sản cũng đều sợ hết hồn chớ
đâu riêng gì bác Ba! Lúc đó tôi thấy bác rút cây song cửa cầm
trên tay đi tới đi lui trước hàng ba, vừa đi vừa run, cho rằng bác
làm như vậy là để bảo vệ cả nhà nên cảm thấy bác thật là dũng
cảm. Nhưng sau này nghĩ lại thì thấy chẳng qua quýnh quá nên
72 Nguyễn Long trảo