Page 3 - phan 2
P. 3
trắng, đầu đội nón rơm rộng vành, gậy tầm vông cầm tay, lưng
đeo dao găm và đoạn dây cuốn tròn, luyện tập đội ngũ dưới lá
cờ vàng sao đỏ, lúc nào tập đi đều bước cũng hát vang bài Tiếng
gọi Thanh niên của Lưu Hữu Phước, khí thế thật là hào hùng.
Trụ sở đặt tại “Nhà sẹc” (giống như Nhà Văn hóa ngày nay) và
ngày đêm lúc nào cũng có tổ chức tuần tra canh gác mà điểm
được quan tâm nhất là cầu đúc Cao Lãnh. Anh Bảy Noãn cũng
gia nhập vào lực lượng này vì lúc đó anh đã mười sáu tuổi, còn
tôi chỉ mới mười ba tuổi nên vào đội Thiếu niên Tiền phong là
tổ chức “chân rết”.
Xin trích một đoạn trong tập hồi ký Tự thuật cuộc đời của
anh Bảy Noãn nói về câu chuyện anh tham gia Thanh niên Tiền
phong trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945:
Đầu năm 1945, phong trào cách mạng ở chợ Cao Lãnh rất
sôi động, đi đến đâu cũng thấy người ta tập luyện võ nghệ,
tập quân sự, tập đi đều bước, vừa đi vừa đếm một hai... Lúc
đó phong trào Thanh niên Tiền phong từ Sài Gòn tràn về. Tôi
xin gia nhập Thanh niên Tiền phong. Mặc dù lúc đó tôi mới
mười sáu tuổi.
Như mọi người, tôi cũng sắm một cây tầm vông vạt nhọn,
tìm cái nhíp xe, đến nhờ ông thợ rèn rèn cho một cây dao
găm giắt bên hông. Lúc đó Thanh niên Tiền phong ăn bận
đồng phục, mặc áo sơ mi bỏ trong quần, đầu đội nón đệm
rộng vành có chóp nhọn. Gặp nhau, dùng cánh tay trái cung
tay đưa lên ngang vai chào. Lúc đó, anh Lê Quang Thanh,
con ông Hai Hiển làm thủ lãnh, thầy Lê Văn Núi, trước kia
từng làm “mô ni tưa” dạy thể dục thể thao ở Trường Cao
Lãnh làm Phó Thủ lãnh... Nghe nói thầy Núi là một Đảng
viên của Đảng Cộng sản được Đảng phân công vào nắm lực
lượng Thanh niên Tiền phong ở Cao Lãnh. Tôi nhớ rất rõ khi
71