Page 68 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 68
Nặc Nộn không ở Sài Côn được sông tự do ở Srei Santhôr
và mất năm 1691. Lưu dân người Việt vào khai hoang
sinh sống ở xứ Đồng Nai ngày một đông. Do tập quán,
ngôn ngữ bất đồng, nên người Việt cư ngụ đến đâu thì
người Miên bỏ đi đến đó, không phản kháng. Hơn nữa, họ
có thói quen làm rẫy trên đất giồng, đất gò; còn người
Việt thạo canh tác lúa nước, nên ít khi xảy ra va chạm
tranh chấp. Quyền lực quốc vương Nặc Thu lại không khả
năng bao quát hết vùng đất rộng lớn hoang vu này. Để
bảo vệ quyền lợi của lưu dân người Việt trước mắt cũng
như lâu dài Minh vương sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh
(Kính), con Nguyễn Hữu Dật, thuộc dòng dõi Nguyễn Trãi,
vào Nam kinh lược. Hoạt động của thông suất Nguyễn Hữu
Cảnh trên vùng đất mới này được Đại Nam thực lục tiền
biên, quyển IV, chép như sau:
“Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Chúa sai Nguyễn Hữu Cảnh
kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng
Nai (người Tàu gọi là Nông Nại - NHH) đặt làm huyện
Phước Long (sau thăng thành phủ), dựng dinh Trấn Biên
(về sau là tỉnh Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn (lúc bấy giờ gọi
là Sài Côn - NHH), dựng dinh Phiên Trấn (sau này là Gia
Định), mỗi dinh đều đặt chức lưu thủ, cai bạ, kỷ lục và các
cơ độ thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất
nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân
xiêu dạt từ Bố Chánh trở vào Nam cho đến ở cho đông.
Thiết lập xã, thôn, phường, ấp, chia cắt giới phận, khai
khẩn ruộng nương, định lệ thuế tô dung, làm sổ đinh điền.
69