Page 72 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 72
1
biển, can thiệp với chánh quyền Chân Lạp để cho bọn di
thần nhà Minh vào khai thác vùng Biên Hòa, Mỹ Tho
(1679) rồi cuối cùng là cuộc “kinh lược” năm 1698 của
Nguyễn Hữu Cảnh nhằm phân chia địa giới thiết lập cơ
sở hành chánh xác lập chủ quyền; cho thấy đó như là một
sách lược trường kỳ nhằm thực hiện mục tiêu khai mở
phưcmg Nam đã bàng bạc, thấp thoáng trong lời trăn trối
của chúa Tiên Nguyễn Hoàng lúc lâm chung.
Khác với hai vị thống binh tiền nhiệm, Lễ Thành Hầu
không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn vượt
lên trên hơn những vị cùng thời được chúa Nguyễn cử đi
“kinh lược” vùng đất phía Nam ở tài năng và nhăn cách.
Trên vùng đất mới cố nhiều tộc người cư trú với bản sắc
văn hóa khác nhau, ông đã có cái nhìn và biện pháp giải
quyết kịp thời, hợp lý những vấn đề trong mối quan hệ giữa
các nhóm dãn cư, dân tộc đang cư ngụ đan xen nhau. Riêng
đối với người Chân Lạp, Lễ Thành Hầu tiến vào Nam
Vang, kinh đô Chân Lạp một cách oai phong và cao thượng;
ông không rơi vào những hành động tầm thường, thường
thấy ở những kề mang tư tưởng đại dân tộc đi khai hóa.
Cách ứng xử đầy tính nhân văn đó đã cảm hóa được Nặc
Thu, trước chạy trốn, sau tự ra hàng. Nên không lấy gì ngạc
nhiên khi thấy không có nhân vật lịch sử nào được nhân
dân (ngoài người Việt, cả người Hoa, người Khmer) lập
nhiều đền thờ trên đất Nam Bộ như Nguyễn Hữu Cảnh.
Ngay trên đất Nam Vang, nhân dân địa phương củng lập
đền thờ ông, dù ông chỉ có một lần đến đây.
73