Page 70 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 70

“Mùa  hè  tháng  tư,  Nặc  Thu  đến  cửa  quân  đầu  hàng,  xin
       nộp  công.  Nguyễn  Hữu  Cảnh  báo  tin  thắng  trận,  rồi  lui
       quân  đóng  đồn  ở  Lao  Đôi,  kinh  lý  việc  biên  giới.
           “...Đêm  ấy  mưa  to,  gió  lớn,  núi  Lao  Đôi  lở,  tiếng  kêu
       như  sấm.  Nguyễn  Hữu  Cảnh  nằm  mộng  thấy  một  người
       mặt  đỏ  mày  trắng,  tay  cầm  cái  phủ  việt  bảo  rằng:
           “Tướng  quân  nên  kíp  đem  quân  về,  ở  đây  lâu  không
       tiện”.  Hữu  Cảnh  cười  nói  rằng:

           “Mệnh  ở  trời,  có  phải  ở  đất  này  đâu?”
           Khi  tỉnh  dậy,  thân  thể  mỏi  mệt,  nhưng  vẫn  cười  nói
       như  thường  để  giữ  yên  lòng  quân.  Bịnh  mỗi  ngày  một  nặng,

       bèn  than  rằng:  “Ta  muốn  hết  sức  báo  đền  ơn  nước,  nhưng
       số  trời  có  hạn,  sức  người  làm  được  gì  đâu?”.  Bèn  kéo  quân
       về,  đi  đến  Sầm  Khê  (Rạch  Gầm,  sau  thuộc  tỉnh  Định
       Tường)  thì  chết,  bấy  giờ  51  tuổi.  Chúa  nghe  tin  thương  tiếc,
       tặng  Hiệp  Tán  Công  Thần  Đặc  Tiến  Chưởng  Dinh,  thụy  là
       Trung  Cần.  Cho  vàng  lụa  hậu  tán.  về  sau  thiêng  lắm,  người
       Chân  Lạp  lập  đền  thờ...”.

                                      *
                                   *    *

          Nếu  tính  từ  năm  1623,  khi  Chey  Chetta  II  cho  chúa  Sãi
       “mượn”  đất  Prey  Nokor  để  lập  trạm  thu  thuế  thương  chính,
      đến  khi  Thống  suất  Lễ  Thành  hầu  Nguyễn  Hữu  Cảnh  lãnh
      mệnh  vào  Nam  kinh  lược  (1698)  thì  mới  chỉ  hơn  70  năm
      mà  công  cuộc  khai  mở  hước  đầu  đạt  được  kết  quả  hết  sức
      to  lớn  với  “đất  đai  mở  ngàn  dặm  được  bốn  vạn  hộ”.  Dù


                                                                   71
   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75