Page 71 - chua nguyen va cac giai thoai mo dat phuong nam
P. 71
không phải là người tiên phuông “khai khẩn” hoạt động
của Lễ Thành Hầu chỉ có tính cách “khai cơ” phân chia địa
giới hành chánh, xây dựng chính quyền (dù còn thô sơ);
nhưng lại là người xác lập chủ quyền của người Việt trên
vùng đất mới, chuyển lưu dân người Việt thân phận lưu cư
lên chính cư. Phước Long (Trấn Biên) và Tân Bình (Phiên
Trấn), vốn là Prey Nokor mượn của Chey Chetta II thuở
trước là hai huyện đầu tiên của phủ mới có danh xưng là
Gia Định (có nghĩa là mọi việc được giải quyết tốt đẹp).
Tân Bình (với ý nghĩa đem lại sự bình an mới) vừa là lỵ
sở của Phiên Trấn vừa là trụ sở của phủ Gia Định. Cuộc
“kinh lược” của Lễ Thành Hầu dù chưa phải là động thái
kết thúc quá trình Nam tiến của người Việt; song nó đã mở
ra một xu thế tất yếu, còn việc hoàn tất quá trình đó chỉ
là vấn đề thời gian.
Sự phản loạn của Hoàng Tiến là hành vi biểu hiện
tham vọng muốn thoát khỏi uy lực chúa Nguyễn của bọn
di thần nhà Minh trên vùng đất hầu như vô chủ về mặt
quản lý nhà nước. Nên công cuộc “kinh lược” của Lễ Thành
Hầu còn có tác dụng to lớn trong việc vô hiệu hóa quyền
lực của họ đang bành trướng ở đây.
Nếu xâu chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp trong hơn
70 năm: bắt đầu từ cuộc hôn nhân Ngọc Vạn - Chetta II
(1620), chúa Nguyễn mượn đất Prey Nokor, Kas Kobey để
lạo trạm thu thuế (1623) là điều kiện thuận lợi cho lưu dân
người Việt vào khai thác vùng Mỗ Xuy (Bà Rịa - Vũng Tàu)
từ đó tạo ra một đầu cầu cho sự xâm nhập bằng đường
72