Page 150 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 150
134 Đồng Tháp Mười
Tường chủ yếu nằm trong tổng Kiến Phong của huyện Kiến
Đăng và Tổng Hưng Xương huyện Kiến Đăng.
Đến năm 1836, khi Trương Đăng Quế và Trương Minh
Giảng tiến hành công cuộc đo đạc ruộng đất và lập địa bạ,
chúng ta mới thật sự biết được mức độ khai phá đốì với
Đồng Tháp Mười. Vào thời này, Đồng Tháp Mười nằm
trên các tổng Bình Cách Trung, Thuận Đạo Trung (Phủ Tân
An, tỉnh Gia Định), Phong Thạnh (huyện Kiến Đăng, phủ
Kiến An, tỉnh Định Tường), Hưng Long và Hưng Nhơn
(huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường)(i).
về mặt ruộng đất, cho tới 1836 tại các làng xã ở Đồng
Tháp Mười có khá nhiều trường hợp ruộng đất đã được khai
phá nhưng sau đó lại để hoang hóa. Như tổng Phong Thạnh
(huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường) là trường hợp rất tiêu
biểu. Vào năm 1836 tổng này gồm 11 thôn, thì có đến 10
thôn có đất hoang nhàn và ruộng bỏ hoang. Cụ thể là 6
thôn có đất hoang nhàn (tổng cộng 13 khoảnh), 1 thôn có
ruộng sơn điền bỏ hoang (20 mẫu, 3 sào, 7 thước, 5 tất), 7
thôn có ruộng bỏ hoang (tổng cộng là 692 mẫu, 44 sào, 20
thước, 14 tất)(2). Rất có thể trong số đó có trường hợp trôn
thuế nhưng mặt khác cũng cho thấy thực tế công cuộc khai
phá hãy còn nhiều khó khăn và cũng rất có thể việc định cư
của một bộ phận dân cư còn chưa thật ổn định. Cũng cần
lưu ý thêm là, trong tiến trình khai khẩn Nam Bộ, một sô"
nơi đã được khai thác nhưng sau đó phải bỏ đi và rồi lại có
lớp người khác đến bắt đầu lại công cuộc khai phá. Ngay
đến giữa thế kỷ XIX, Đại Nam thực lục đã ghi nhận vào
(1) Nguyễn Đình Đầu. - Sđcỉ., tr. 132.
(2) Nguyễn Đình Đầu. - Sđd., tr. 146 - 149.