Page 204 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 204
188 Đồng Tháp Mười
Ngự - Vĩnh Hưng là một bước phát triển quan trọng về cơ
sở hạ tầng. Tuy nhiên ở giai đoạn này, chưa xây dựng được
hệ thông kênh nhánh và kênh nội đồng, nên việc phát huy
tác dụng của kênh trục chính Hồng Ngự - Vĩnh Hưng còn
rất han chế. Trong những năm từ 1982 - 1986, Long An
không còn hình thức khai hoang theo kiểu nông - lâm
trường nữa, mà chỉ có hoạt động khai hoang của các hộ gia
đinh kinh tế mới, - tổng cộng được 5.068,5 ha (1), gần bằng
diện tích khai hoang do nhân dân kinh tế mới thực hiện
được ở giai đoạn trước (5.249 ha). Việc chuyển vụ, tăng vụ
đem lại một sô" kết quả khả quan. Nếu diện tích lúa hai vụ
ở Long An vào năm 1976 chỉ có 530 ha, thì đến năm 1985
đạt được 15.116 ha, tăng gấp 28,52 lần(2).
Với những kết quả khai hoang, phục hóa, chuyển vụ và
tăng vụ như vậy, trong giai đoạn này, diện tích lúa cả năm
của toàn vùng Đồng Tháp Mười đã tăng lên với tốc độ khá
nhanh, - cụ thể là đã gieo cây được 323.752 ha trong cả
năm 1986, so với 231.136 ha vào năm 1976 (tăng thêm
92.616 ha, - tỷ lệ tăng 140,1%). Có hai điểm đáng chú ý
về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở giai đoạn này, đó là
năng suất lúa tăng tương đốì khá và cơ câu các vụ lúa
chuyển đổi mạnh so với giai đoạn trước. Nêu vào năm
1976 năng suất lúa cả năm là 2,03 tấn/ha, thì đến năm 1986
là 3,58 tân/ha. Trong đó, cao nhất là năng suất vụ đông-
xuân, đạt 5,00 tân/ha, kế đến là vụ hè-thu 3,36 tân/ha, và
thấp nhất là vụ lúa mùa 1,90 tấn/ha. Và, từ kết quả khả
(1) Theo : Chi cục Di dân Phát triển vùng kinh tế mới tỉnh Long An. -
Tài liệu đã dẫn.
(2) Theo số liệu của : Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Long
An. - Tài liệu đã dẫn.