Page 206 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 206
190 Đồng Tháp Mười
Nhờ sự gia tăng cả về năng suất và diện tích gieo trồng,
nên sản lượng lúa toàn vùng Đồng Tháp Mười trong giai
đoạn này cũng gia tăng đáng kể. Đến năm 1986 đạt được
1.159.145 tấn, so với 468.916 trong năm 1976, - tăng gấp
2,47 lần. Điều cô"t lõi nhất có lẽ là, năng suất lúa đã dần
dần gia tăng vượt qua được giới hạn của sự thua lỗ, - tức là
giới hạn 2,5 tân/ha/vụ, - nhờ đó người nổng dân nói chung
đã bắt đầu thu được lợi tức, và các hộ khai hoang cũng đạt
được sự an toàn trong việc đầu tư. Đấy chính là yếu tô' tích
cực đạt được trong giai đoạn này, để tạo động lực phát triển
trong giai đoạn tiếp theo.
III. G iai đoạn từ năm 1987 đ ến nay
1. Di dân
Chủ trương, chính sách. Giai đoạn này có những chủ
trương, chính sách quan trọng trong tiến trình khai thác
Đồng Tháp Mười. Năm 1987, năm đầu của giai đoạn này,
đánh dấu bằng chủ trương của trung ương tập trung chỉ đạo
để đẩy mạnh công cuộc di dân, khẩn hoang khai thác Đồng
Tháp Mười. Ba năm sau, năm 1990, trung ương lại đề ra
chủ trương khai thác các vùng đất phèn nặng nằm sâu trong
trung tâm Đồng Tháp Mười. Và đến đầu năm 1996, một
chủ trương lớn được đề ra về phát triển thủy lợi, giao thông
và xây dựng nông thổn vùng đồng bằng sổng Cửu Long.
Cũng trong giai đoạn này, nhiều đơn vị hành chính mới
được thành lập trong vùng, ở tỉnh Long An, huyện Thạnh
Hóa được thành lập vào năm 1989, huyện Tân Hưng được