Page 238 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 238
222 Đồng Tháp Mười
nội tỉnh (từ thị xã Tân An, huyện Bến Lức, huyện Tân Trụ),
- trong đó phần lớn từ xã Khánh Hậu (thuộc thị xã Tân An)
(1), - bắt đầu được đưa đến đây khẩn hoang lập nghiệp từ
năm 1987. Trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1993, khi
mà điều kiện sản xuất và sinh sông ở đây còn quá khó
khăn, hàng năm đều có một số hộ phải bỏ cuộc trở về quê
cũ, mà chủ yếu là vì thiệt hại bởi thiên tai hoặc làm ăn thất
bại (đất bị nhiễm phèn, nạn chuột phá) và thiếu vôn để đầu
tư canh tác. Sô" người bỏ cuộc không phải ít, nhưng cũng có
một số người sau đó lại quay trở lên tiếp tục khai khẩn, làm
ăn. Đồng thời suốt từ năm 1987 đến nay, hàng năm đều có
những người tiếp bước xin vào khai hoang lập nghiệp, kể cả
di dân tự do. Những gia đình di dân từ các tỉnh miền Bắc,
chủ yếu là từ tỉnh Hải Hưng (phần tỉnh Hải Dương hiện
nay) vào đây theo sự phối hợp tổ chức giữa Chi cục Điều
động dân cư tỉnh Hải Hưng và Chi cục Điều động dân cư
tỉnh Long An. Đợt di dân đầu tiên từ Hải Hưng vào năm
1990 có 31 hộ,- đến cuối năm 1997 còn trụ lại 26 hộ. Đợt
thứ hai vào năm 1991, có 64 hộ, - đến cuối năm 1997 còn
(
l
lại 50 hộ (2). Những hộ di dân này được bô" trí dọc theo
)
kênh T7 và kênh T9, và đến nay đã có đời sông tương đô"i
ổn định.
(l) Xã Khánh Hậu được sáp nhập vào địa giới thị xã Tân An theo
Quyết định số 5-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, ngày 14/1/83.
Theo Quyết định này thì thị xã Tân An được mở rộng trên cơ sở
sáp nhập thêm 3 xã Nhơn Thạnh Trung, Bình Tâm, An Vĩnh Ngãi
của huyện Vàm cỏ và 3 xã Hướng Thợ Phú, Khánh Hậu, Lợi Bình
Nhơn của huyện Bến Thủ.
(2)
Trong 14 hộ chuyển đi thì có 2 hộ trở về quê cũ và 14 hộ đi lập
nghiệp nơi khác, chủ yếu là đến các tỉnh miền đông Nam Bộ.