Page 239 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 239
Nghiên cứu phát triển 223
Khi thành lập xã, tên Khánh Hưng được đề nghị với
một ý nghĩa có liên quan đến nguồn gốc địa danh và thành
phần dân cư. Như đã đề cập, xã được tách ra từ xã Hưng
Điền A, nên trong tên xã vẫn.còn giữ lại chữ “Hưng” để ghi
nhớ nguồn gốc địa danh mà từ đó xã mới được hình thành,
đồng thời ghi nhận sự “đồng chủ thể” của cộng đồng dân cư
địa phương. Từ “Khánh” trong tên xã Khánh Hưng là nhằm
ghi nhớ nguồn gốc của lớp cư dân mới từ xã Khánh Hậu, -
là lớp cư dân chủ yếu đầu tiên vào khai phá vùng đất còn
hoang hóa ở đây. Khi phân định lại địa giới vào năm 1994,
dân cư xã Khánh Hưng đã giảm bớt 133 hộ, vì địa bàn cư
trú của các hộ này đã được sáp nhập vào các xã Hưng Điền
A và Vĩnh Trị (1). Đến năm 1996, dân số của xã Khánh
Hưng là 875 hộ, với 2.873 nhân khẩu (chỉ tính số người có
đăng ký chính thức), trong đó nam là 1.495 người, nữ là
1.378 người.
Trong 102 hộ được khảo sát ở xã Khánh Hưng, có 48 hộ
(47,1%) thuộc thành phần di dân nội tỉnh, 22 hộ (21,6%) từ
các tỉnh phía Bắc vào - trong đó có 16 hộ quê gốc từ Hải
Hưng, 1 hộ từ thành phô" Hồ Chí Minh và 31 hộ (30,4%) từ
các tỉnh khác của đồng bằng sông Cửu Long đến. Trong số
102 hộ này, có 50 hộ (49%) thuộc diện di dân tự do, số còn
lại 52 hộ (51%) di dân theo kế hoạch của nhà nước, về thời
điểm di dân, chỉ có 2 hộ đến vào những thời điểm trước
năm 1987, tất cả 100 hộ còn lại đều di dân trong giai đoạn
từ năm 1987 đến nay.
Trong khi xác định lại địa giới, đã chuyển 114 hộ về xã Hưng điền
A và chuyển 19 hộ về xã Vĩnh Trị.