Page 242 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 242
226 Đồng Tháp Mười
nhiều hộ chuyển đi nơi khác. Tính đến năm 1996, thành
phần di dân tự do có 247 nhân khẩu, năm 1997 có 363 nhân
khẩu. Trong đó, có 120 nhân khẩu đến nay chưa đủ điều
kiện để cấp hộ khẩu thường trú.
Trong 102 hộ di dân được khảo sát tại xã Tân Công
Sính, có 40 hộ (39,2%) là di dân nội tỉnh, 61 hộ (59,8%) từ
các tỉnh Nam Bộ, - trong đó có 50 hộ (49%) từ Vĩnh Long,
còn lại là từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh,...
Trong sô" 102 hộ được khảo sát này, chỉ duy nhất có một hộ
di dân ở thời điểm trước năm 1988, tất cả số 101 hộ còn lại
đều di dân trong giai đoạn từ năm 1988 đến 1997. Trong
những hộ khảo sát, có 42 hộ (41,2%) di dân tự do và 60 hộ
(58,8%) di dân theo các chương trình và dự án của nhà
nước.
3. Cộng đồng Tân Hòa Đông:
Sự hình thành và quá trình dân cư
Xã Tân Hòa Đông, thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang, có diện tích tự nhiên rộng 2.614,56 hecta. Phía đông
và phía bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp xã Thạnh Mỹ,
phía nam giáp xã Hưng Thạnh và xã Phú Mỹ. Khi thành
lập huyện mới Tân Phước (ngày 11/7/1994), xã Tân Hòa
Đông có 1.181 nhân khẩu (1). Trước đó phần đất của xã này
thuộc huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) và bao gồm cả
một phần đâ"t và dân cư của xã Thạnh Mỹ. Hiện nay xã
gồm 4 ấp là Tân Thuận, Tân Thành, Tân Phát và Tân Long.
Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã, tính đến cuối năm
(l) Theo Nghị định 68-CP, ngày 11/7/1994 của Chính phủ.