Page 244 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 244
228 ĐồnỊi Tháp Mười
đường lộ, trường học, trạm xá,... Mặt khác, họ vốn là thị
dân, tất cả đều chưa quen bắt cá, nhổ bàng, cắt đưng, đốn
củi nên phải trồng nhờ vào khoản trợ cấp có hạn của Nhà
nước. Và vì vậy, sô" hộ di dân này dần dần bỏ đi nơi khác,
hoặc trở về quê cũ. Đến năm 1978, sau trận lụt lớn, số hộ
di dân từ thành phô" Hồ Chí Minh vào đây đều bỏ đi nơi
khác, chỉ còn lại được 3 hộ.
Ngoài hai bộ phận dân cư kể trên, hàng năm xã này
cũng tiếp nhận một số ít hộ từ nội tỉnh vào khai hoang.
Tính đến năm 1979 toàn xã có khoảng 60 hộ với 189 nhân
khẩu.
Từ năm 1980, phong trào di dân ở tiểu vùng Đồng Tháp
Mười thuộc tỉnh Tiền Giang lắng xuống. Bước sang giai
đoạn từ năm 1985 đến nay, nhờ được tập trung đầu tư có
trọng điểm, trước hết là hệ thông thủy lợi, giao thông, y tế,
giáo dục, điện, nước sạch nhằm tạo điều kiện ổn định cuộc
sống cho người dân ngay sau khi định cư. Bên cạnh đó là
chính sách giao đâ"t cho hộ nồng dan, hỗ trợ vôn sản xuất
với lãi suât ưu đãi, cùng với quá trình đất đai được cải tạo
và thực tiễn sản xuất trong vùng từng bước được khẳng
định, đã góp phần thu hút nhân dân vào khai khẩn ngày
càng đông trên tiểu vùng này.
Tại xã Tân Hòa Đông, mặc dù cho tới năm 1995 vẫn
còn không ít hộ gặp khó khăn phải bỏ đi, nhưng tình hình
cũng đã bắt đầu được cải thiện với việc cải tạo, mở rộng
kênh Bắc Đông, kênh 500, kênh Chín Hân,... Trong giai
đoạn từ năm 1990 trở đi, sô" người di dân vào cộng đồng
này dần. dần gia tăng. Cũng trong giai đoạn này, địa bàn
Tân Hòa Đông bắt đầu thu hút được người di dân - khẩn