Page 250 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 250
234 Đồng Tháp Mười
cập trong môi trường xã hội-nhân văn, mà trước hết là các
điều kiện dân sinh : mở rộng mạng lưới giao thương, xây
trường học, lập trạm xá, lập chợ, xây dựng hệ thống điện
phục vụ sản xuất và sinh hoạt, v.v... Các công trình hạ tầng
xã hội, phục vụ dân sinh thực hiện được trong thời gian qua
đã bước đầu làm giảm tính chất “vùng sâu, vùng xa” của
Đồnt? Tháp Mười.
Các số liệu tổng hợp ở Bảng 18 và Bảng 20 (xem thêm
Chương thứ năm) cho thấy mức độ cải thiện các điều kiện
dân sinh vùng nông thôn đã tiến được một bước rất đáng
kể. Theo đó, trên toàn vùng có 68% số xã đã xây dựng
được đường ôtô, 67,3% xã có điện, 99,8% xã có trường cấp
I (tiểu học), 74,7% xã có trường cấp II, 98,7% xã có trạm
xá, 70,7% xã có chợ.
So với tình hình chung của toàn vùng, ở ba cộng đồng
được khảo sát, - Khánh Hưng, Tân Hòa Đông, Tân Công
Sính, - sự cải thiện về cơ sở hạ tầng và điều kiện dân sinh
tuy có bước phát triển, nhưng thấp hơn, không đồng đều và
thiếu đồng bộ. Lĩnh vực có trình độ phát triển tương đô"i
khá là thủy lợi kết hợp với giao thông bộ. Trong ba cộng
đồng này, Khánh Hưng là địa bàn được tập trung đầu tư
nhiều hơn hết. Hệ thống kênh ở đây tương đôi hoàn chỉnh,
với các tuyến kênh 28, kênh Thị xã, kênh T8, kênh T9,
kênh Thị tứ. Trục giao thông bộ chính là đường lộ 831 từ
thị trấn Vĩnh Hưng đến xã, và lộ Tà Nu. Trên địa bàn xã
Tân Hòa Đông hệ thống kênh đào đã tạo điều kiện để hình
thành các tuyến dân cư và mạng lưới đường bộ liên xã, liên
ấp : kênh Bắc Đông, kênh 500, kênh Ông Địa, kênh Tràm
Mù, kênh Bốn Mét, kênh 82, kênh 84, kênh Chín Hân,