Page 253 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 253
Nghiên cứu phát triển 237
Nhìn chung, các dịch vụ phục vụ nhu cầu thiết yếu
trong đời sống hàng ngày tuy còn ít, nhưng khá năng động
và dần dần đã đến gần với các hộ gia đình trong cộng đồng.
Sự hình thành các phương tiện dịch vụ lưu động theo các
tuyến kênh rạch giúp cho việc cung ứng các dịch vụ trở nên
tương đôi thuận tiện hơn. Trong sô" 302 hộ được khảo sát,
có 69,5% cho biết, việc mua rau, mắm và các món nhu yếu
phẩm hàng ngày cũng không trở ngại gì, nhờ có các ghe tạp
hóa lưu động đến từng ngõ ngách trên địa bàn dân cư.
về lĩnh vực giao thương giữa cộng đồng với thị trường
ngoài vùng, mặc dù đến nay các tuyến vận tải thủy liên
tỉnh chưa đi sâu vào trung tâm Đồng Tháp Mười (ngoài
tuyến thành phô" Hồ Chí Minh - Mộc Hóa theo sông Vàm
Cỏ Tây), nhưng với sự hình thành các thị trân - cụm dân cư
tập trung, đã dần dần tạo nên những “bến cảng” rải rác trên
toàn vùng. Nếu như cho đến nay vẫn còn 50 xã trên tổng
sô" 403 xã thuộc vùng Đồng Tháp Mười nói chung còn chưa
có đường giao thông bộ về đến xã trong mùa khô, thì ở tất
cả các xã đều có đường giao thông thủy nối liền với các địa
phương lân cận, với các thị trân, thị tứ trong vùng. Giao
thông thủy ngang dọc khắp vùng đã giúp cho việc vận
chuyển hàng hóa, vật tư, phương tiện sản xuâ"t (máy cày,
máy bơm, máy suốt...) trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Các
thị trân huyện lỵ ra đời với những hoạt động dịch vụ khá
nhộn nhịp, cung câ'p đủ các mặt hàng phục vụ đời sống,
đồng thời tiêu thụ hoặc đóng vai trò trạm trung chuyển
nông thủy sản hàng hóa trong vùng đến các vùng lân cận
hoặc đến các thành phô". Hệ thống đường thủy của Đồng
Tháp Mười có thể trực tiếp đưa hàng hóa đến các cảng lớn
của đồng bằng sông Cửu Long như Mỹ Tho, cần Thơ.