Page 252 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 252
236 Đồng Tháp Mười
đào song còn chưa đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu
của người dân. Ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) ngoài
việc đào giếng, huyện còn đầu tư xây cho mỗi hộ di dân
(tronç đó có người dân xã Tân Hòa Đông) một bể chứa
nước (dùng để chứa nước mưa, dung tích hơn một mét khôi)
và đang có kế hoạch cấp tiếp một bể nữa. Trong 302 hộ
kháo sát, chỉ có 10 hộ (3,3%) là dùng nước giếng quanh
năm và các hộ này đều ở Tân Công Sính, 7,3% vừa dùng
nước giếng vừa dùng nước mưa, 9,3% dùng nước giếng và
nước kênh, 54,6% dùng nước mưa và nước kênh rạch, và có
đến 24,2% dùng nước kênh rạch quanh năm. Nói chung, có
88,1% trong sô" 302 hộ phải dùng nước kênh rạch, - trong
thời gian nhiều tháng hoặc hầu hết các tháng trong năm.
Trong số hộ được khảo sát, chỉ có 11 hộ (3,6%) có dùng
dụng cụ lọc nước. Như vậy, cho đến hiện nay, nước sạch
cho sinh hoạt và nước uống đang còn là vấn đề khó khăn
gay gắt của cư dân trong ba cộng đồng này.
Hai trong số ba xã được khảo sát chưa xây dựng được
chợ. Chỉ ở xã Khánh Hưng đã có được hai chợ. Đó là chợ
Gò Châu Mai được qui hoạch là chợ trung tâm của xã, chợ
này nhóm hàng ngày vào lúc ban mai cho đến khoảng hơn
10 giờ sáng; và chợ Tà Nu, thuộc ấp Tà Nu, ở đầu kênh Cả
Trốt, gần biên giới Việt Nam - Campuchia. Tại Tân Công
Sính và Tân Hòa Đông thì ngoài một sô" điểm bán rau, mắm
trên mặt kênh, còn có vài ba hộ buôn bán nhỏ tại nhà.
Người ta cũng thâ"y có cả các ghe bán tạp hóa, ở Tân Hòa
Đông còn có một sô" người vận chuyển và bán hàng bằng
xe gắn máy.