Page 251 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 251

Nghiên cứu phút triển                                235


                 kênh Láng Cát.  Trên địa bàn xã Tân Công Sính, có một hệ
                 thống  kênh đào chính,  gồm các  kênh cấp 2, cấp 3  kết hợp
                 tuyến  đường  nội  xã.  Kênh  Phú  Đức,  là  kênh  mở  rộng  từ
                 kênh  Thánh  Giá  được  đào  từ  trước  năm  1975,  từ  kênh
                 Trung  Ương  II  (còn  gọi  là  kênh  An  Bình)  đến  kênh Đồng
                Tiến;  kênh Cà  Dăm,  từ khu  vực ngã  5  thị  trấn Tràm Chim
                 đến  kênh  Phước  Xuyên;  kênh  Gáo  Đôi,  từ kênh  Cà  Dăm
                 đến  ngả  tư Tân  Phước,  dài  10  km;  kênh  Lung  Bông,  đào
                 năm  1991,  chạy  song  song  kênh  Phú  Đức,  từ  kênh  trung
                 Ương II đến kênh Đồng Tiến; kênh Tân Công Sính  1, nối từ
                 kênh Trung  Ương  II đến  kênh Đồng Tiến;  kênh Tân Công
                 Sính 2, còn gọi là  kênh Kháng Chiến, hoàn thành vào năm
                 1996.

                     Điện khí hóa có lẽ  là  lĩnh vực chậm phát triển nhất của
                 ba cộng đồng này.  Cho đến thời điểm khảo sát, mạng lưới
                 điện chỉ mới được đưa về đến trung tâm xã, nhưng chưa đưa
                 được về đến các ấp.  Tuy nhiên, với phương thức “nhà nước
                 và  nhân dân cùng làm”, mạng lưới điện sinh hoạt sẽ  nhanh
                 chóng  tỏa  đến  các  tuyến  dân  cư.  Hiện  nay,  trong  302  hộ
                 được khảo sát, chỉ có  83 hộ  (27,5%) dùng bình ắcquy, và  1
                 hộ dùng đèn măngsông để thắp sáng; tất cả  218 hộ  còn lại
                 (72,2%) đều phải thắp đèn dầu.

                     Một trong những vấn đề khó khăn khác của Đồng Tháp
                 Mười  là  vấn  đề  thiếu  nước  cho  sinh  hoạt  và  nước  uống,
                 nhất  là  trong mùa  nắng.  Tinh  trạng dùng nước  sông,  nước
                 kênh để  uống vẫn còn rất phổ  biến, -  trong điều kiện  môi
                 trường nước bị ô  nhiễm nặng, do các chất thải  từ sinh hoạt
                 và  sản  xuất  :  tắm giặt,  cầu  tiêu  trên  kênh  rạch,  thuốc  trừ
                 sâu,  V.V...  Cho  đến  nay  đã  có  nhiều  giếng  nước  đã  được
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256