Page 266 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 266
250 Đồng Tháp Mười
hoàn thành. Khu dân cư này rộng 38 ha, có thể bố trí
khoảng 500 hộ dân, tổng chi phí đầu tư là 32 tỷ đồng. Đây
cũng là khu vực thị tứ trung tâm của xã, theo qui hoạch ở
đây sẽ bố trí trụ sở ủy ban nhân dân xã, trạm y tế, trường
học, trung tâm văn hóa - sinh hoạt và chợ. Tại xã Tân
Công Sính, riêng trong năm 1997, đã làm một đê bao với
chiều dài là 12,23 km (dự kiến 15,79 km) do nhân dân đóng
góp (đã đóng góp 182,265 triệu đồng - dự kiến đóng góp là
468,92 triệu đồng). Xã cũng đã lập dự án xây dựng cụm
dân cư vượt lũ, dự án này đã được phê duyệt và sẽ được
thực thi trong thời gian sắp tới. Dự kiến hình thành tại đây
một cụm dân cư an toàn lũ cho khoảng 400 hộ dân, kết hợp
với chợ. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 4,3 tỷ đồng, khởi
công vào đầu năm 1998. Tân Hòa Đông là địa bàn chịu tác
động lũ tương đối nhẹ hơn so với hai cộng đồng vừa nói.
Đây là vùng ngập lũ dài ngày nhưng độ sâu ngập thấp hơn.
Vì vậy ở Tân Hòa Đông có lẽ hướng ưu tiên không phải là
xây dựng khu dân cư tập trung an toàn lũ, mà chính là kiểm
soát lũ kết hợp với tôn nền nhà vượt lũ.
2. Nhà ở cho cuộc sông chung với lũ lụt
Đặc trưng dễ nhận thấy trong kiểu quần cư của cư dân
Đồng Tháp Mười nói chung là cư trú theo tuyến kênh.
Trong một số trường hợp, nhà ở vừa dựa theo tuyến kênh
vừa dọc theo tuyến lộ, - do sự kết hợp kênh thủy lợi với
đường giao thông bộ. Cách phổ biến nhất là các tuyến dân
cư phân bố dọc các kênh trục và một sô" kênh sườn.
Thường thì các tuyến dân cư nằm một bên kênh và chỉ có
một lớp (dãy) nhà. Nếu tuyến kênh không có trục lộ thì
nhà hướng về kênh. Cũng có trường hợp phân bố dọc theo