Page 27 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 27
8 Đổng Tháp Mười
được mệnh danh như một cái “rốn” phèn, “cứ điểm kiên cố
nhất” của đất phèn (1).
Đồng Tháp Mười thuở xa xưa là một vịnh biển ăn sâu
vào địa phận tỉnh Tây Ninh. Vịnh biển này tiếp nôi với một
cái đầm lớn, là nơi thoát nước của sông Mêkông. về sau,
quá trình bồi đắp phù sa đã biến đổi vịnh biển - đầm lầy
này thành một cánh đồng ngập nước trải dài từ bên trong
lãnh thổ Campuchia qua Việt Nam, mà phần thuộc lãnh thổ
Việt Nam được gọi tên là Đồng Tháp Mười. Như vậy, điều
cần đặc biệt lưu ý ở đây là, Đồng Tháp Mười, - và cả phần
bên phía Campuchia, - xưa kia là một cửa ngõ thoát nước
của sông Mêkông; và dần dần theo dòng lịch sử thành tạo,
đến nay đang cùng với Biển Hồ đóng vai trò là hai hồ chứa
nước khổng lồ có chức năng điều tiết nước lũ và điều hòa
lưu lượng của sông Mêkông.
Cánh đồng rộng bao la này có hình lòng chảo nghiêng,
- cao ở phía bắc và nghiêng dần về phía đông và phía nam.
Cao trình nhìn chung thấp, bình quân chỉ đạt 0,5 - 1,0 mét
trên mực nước biển. Phía bắc, giáp địa phận Campuchia,
vốn là nền bãi biển cũ, là vùng đất tương đốì cao hơn, - từ
2 - 4 mét. Phía nam, phù sa sông Tiền bồi đắp tạo thành
một dải hành lang cao khoảng 2 mét dọc theo sông. Phía
đông, từ Tân An lên đến Đức Hòa, Đức Huệ là vùng bãi
bồi cao của phù sa mới. Như vậy, nhìn chung, những dải
(l) Xem thêm : Trần Thanh Phương. - Đồng Tháp Mười 15 năm xây
dựng (1975 - 1990). Trong : Võ Trần Nhã (chủ biên). - Gửi người
đang sống - lịch sử Đồng Tháp Mười. Nxb. Thành phô" Hồ Chí
Minh, 1993, tr. 447 - 448; Lê Huy Bá. - Những vấn đề về đất phèn
Nam Bộ. Nxb. Thành phô" Hồ Chí Minh, 1982, tr. 17.