Page 28 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 28
Nghiên cứu phát triển 9
đất ở ngoài rìa hơi cao và ở giữa là một lòng chảo trũng, -
vì vậy Đồng Tháp Mười mang tính chất một đồng lụt kín,
khôns giao tiếp với biển, nên nước lũ gây úng lụt lâu và
sâu.
về tên gọi, cánh đồng ngập nước mênh mông này,
phần bên phía Việt Nam, trước kia chưa mang tên là Đồng
Tháp Mười. Theo sử liệu, thoạt tiên vùng đất này được gọi
tên bằng một danh từ chung là “lâm tẩu” và được ghi trong
Gia Định toàn đồ, - một trong những bản đồ đầu tiên, được
vẽ khi triều đình Minh Mạns lập Địa bạ Nam Kỳ năm 1836
(1). Đối với người Pháp, ban đầu Đồng Tháp Mười hầu như
cũng chưa có tên gọi riêng, mà chỉ được xếp vào khái niệm
chung “plaine inondée” (đồng ngập nước). Sau đó được gọi
là “Plaine des Joncs” (Đồng cỏ Lác). Tên gọi Đồng Tháp
Mười, như ngày nay, “bắt nguồn từ tên một ngôi tháp cổ
mười tầng (tức Tháp Mười) hiện còn dấu vết ở xã Tân Kiều
huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (...) ít ra là từ thế kỷ
XIX, danh xưng “Tháp Mười” và biến thể Việt Hán “Thập
Tháp” của nó đã trở nên phổ biến, được sử dụng trong cả
các tài liệu chữ Hán Nôm lẫn chữ quốc ngữ La tinh” (2).
Khí hậu. về phương diện khí hậu, Đồng Tháp Mười có
những điểm tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
(1,‘ Nguyễn Đình Đầu. - Nghiên cứu địa hụ Triều Nguyễn - Định
Tường. Nxb. Thành phô" Hồ Chí Minh, 1994, tr.84.
(2)
Cao Tự Thanh. - Lịch sử Đồng Tháp Mười {Từ thế kỹ XVIII đến
1930). Trong : Hội đồng Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chí Đồng Tháp Mười. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.,
tr 215.