Page 29 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 29
10 Đồng Tháp Mười
Nằm trong vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới cận xích đạo,
chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, khí hậu vùng này
mang tính tương phản hai mùa rõ rệt. Mùa mưa, với gió
mùa tây - nam, từ tháng Năm đến tháng Mười Một dương
lịch. Mùa khô, với gió mùa đông - bắc, từ tháng Mười Hai
đến tháng Tư. Tuy nhiên, cũng có thể ghi nhận rằng, giữa
hai mùa này có hai giai đoạn chuyển tiếp : giai đoạn từ
khô hạn sang lũ lụt vào các tháng Năm - tháng Bảy, giai
đoạn từ lũ lụt sang khô hạn vào các tháng Mười Hai - tháng
Giêng.
Nằm trong đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp
Mười có những thuận lợi về khí hậu là rất ít khi chịu ảnh
hưởng của gió bão và ít biến động lớn về thời tiết. Ở đây
nắng nhiều, năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình từ 114 -
154 Kcalo/cm2/năm. Ánh sáng mặt trời khoảng từ 2.688 -
2.700 giờ/năm. Thời tiết nóng ấm quanh năm nhờ có nhiệt
độ cao đều trong các tháng, - từ 23° c - 32,1° c. Độ ẩm
khoảng 75 - 87%.
Mùa mưa ở Đồng Tháp Mười bắt đầu từ tháng Năm
dương lịch và kéo dài đến tháng Mười Một. Thông thường,
trong tháng Tám, có một giai đoạn mưa ngừng khoảng 15 -
20 ngày, giai đoạn này được dân gian gọi là “hạn Bà
Chằn”. Trong suốt sáu tháng mùa mưa, có khoảng trên
dưới 123 ngày mưa. Lượng mưa trong cả mùa tương đối
lớn. Tuy nhiên, các trận mưa đầu mùa chỉ đạt vũ lượng 256
- 350 ram. Ở thời kỳ sau hạn Bà Chằn, những trận mưa lớn
L Vũ lượng thay đổi từ lớn nhất ở phía đông, rồi thấp dần về
hơn, khiến cho có khi vũ lượng tối đa lên đến 1.850 mm.