Page 272 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 272
256 Đồng Tháp Mười
trường hợp (34,6%) ngập từ 0,36 - 0,7 mét, có 53 trường hợp
(23,2%) ngập từ 0,71 - 1,2 mét, và 31 trường hợp (13,6%)
ngập trên 1,2 mét. Vào mùa lũ năm 1996, trong số các hộ
được khảo sát (trong đó có 16 nhà trên cọc), thời gian ngập
trung bình là 47 ngày, nhà bị ngập lâu nhất kéo dài đến 147
rigày, nhà bị ngập ít ngày nhất là 2 ngày. Chính vì vậy mà
có đến 213 hộ bày tỏ nguyện vọng muốn vay tiền để tôn
nền hoặc làm nhà trên cọc. Trong những hộ muôn vay tiền
để tôn nền, có 55 hộ (32,6%) ở Khánh Hưng, 56 hộ (33,1%)
ở Tân Hòa Đông và 58 hộ (34,3%) ở Tân Công Sính; trong
số các hộ muôn vay tiền để làm nhà trên cọc có 8 hộ ở
Khánh Hưng, 36 hộ ở Tân Công Sính
Liên quan đến vấn đề nhà ở, từ các nguồn thông tin và
qua khảo sát tại Khánh Hưng, Tân Hòa Đông và Tân Công
Sính cho thấy sự cư trú của nhiều hộ cư dân ở Đồng Tháp
Mười vẫn còn chưa ổn định. Thật vậy, cho đến hiện nay
vẫn còn nhiều hộ còn ở trong các căn nhà lá nhỏ hoặc chòi
tạm bợ trên bờ kênh, hoặc cất nhà sàn (nhà trên cọc) ven
đường và ven kênh mà nơi đó chưa phải là đất thổ cư của
họ. Trong những hộ khảo sát, được biết chỉ có 40,3% có nhà
nằm trong khu qui hoạch, 44% nằm ngoài khu qui hoạch,
5% có nhà nằm riêng lẻ và 10,7% thuộc các trường hợp
khác. Trên nguyên tắc, các hộ di dân được cấp ruộng để
sản xuất và đất thổ cư để làm nhà, nhưng trong điều kiện
hiện nay, các dự án và chính quyền địa phương chưa thể hỗ
trợ cho tất cả các hộ dân đắp nền nhà. Một yêu cầu bức
thiết trước mắt là cần sớm qui hoạch các khu dân cư, cấp
đất thổ cư chính thức để người dân sớm ổn định cuộc sống
ngay khi có thể.