Page 271 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 271
Nghiên cứu phát triển 255
tới của các hộ di dân, theo kết quả khảo sát, có 169 vị chủ
hộ (56%) bày tỏ nguyện vọng muốn vay tiền để đắp nền
đất cao, và 44 vị chủ hộ khác muốn vay tiền để làm nhà
sàn vượt lũ. Bên cạnh đó, có 21 vị chủ hộ (bằng 7%, -
trong đó có 16 hộ ở Khánh Hưng, 4 hộ ở Tân Hòa Đông và
1 hộ ở Tân Công Sính) cho biết không cần vay tiền vì nền
nhà không bị ngập trong các mùa lũ qua. Ngoài ra, có 4 hộ
thấy không cần vay tiền cho việc tôn nền và nếu nền nhà bị
ngập thì sẽ sơ tán đi nơi khác để tránh lũ.
Tuy nhiên, với những thành quả đạt được trong thời
gian qua, công cuộc khắc phục các vấn đề an cư của nhân
dân Đồng Tháp Mười chỉ mới thực sự bắt đầu. Người dân
Đồng Tháp Mười nói chung và người di dân - khẩn hoang ở
ba cộng đồng này nói riêng, đến nay vẫn còn nhiều khó
khăn, nhất là về nhà ở cho cuộc sống chung với lũ. Thật
vậy, có thể thấy tình trạng nhà ở của người dân vùng Đồng
Tháp Mười là còn chưa đủ “che mưa nắng” và còn chịu
ngập lụt nặng nề. số liệu khảo sát tại Khánh Hưng, Tân
Hòa Đông và Tân Công Sính chứng minh cho điều đó. về
chất lượng nhà thì trong 299 căn nhà được quan sát chỉ có
18 căn (0,3%) thuộc nhà kiên cố, số nhà bán kiên cố chiếm
6%, loại trung bình hoặc tạm ở được chiếm 39,5%, nhà đơn
sơ chiếm 46,5% và loại nhà rất đơn sơ (chòi, túp lều) chiếm
8%. Trong số các căn nhà được khảo sát, chỉ có 50,8%
hoàn toàn che được mưa nắng. Trong điều kiện mức lũ
năm 1996, có 76,3% trong số 302 căn nhà này đã bị ngập.
Trong đó có 23,2% số nhà bị ngập ở mức từ 0,71 mét đến
1,2 mét, và có 13,6% bị ngập trên 1,2 mét (trong đó 51,6%
ở xã Tân Công Sính). Cụ thể là trong số các căn nhà bị
ngập, có 65 trường hợp (28,5%) bị ngập đến 0,35 mét, có 79