Page 268 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 268
252 Đồng Tháp Mười
dân hoặc để người dân tự cất. Bước đầu các hộ di dân chỉ
cất nhà tạm, vài ba năm sau nếu làm ăn ổn định thì mới cất
nhà chính thức. Trong số 302 hộ khảo sát, số hộ mua nhà
của các dự án hay nói chung là mua của Nhà nước chỉ
chiếm có 9,9%, trong khi số nhà do người dân tự cất chiếm
.
đến 85,1% về thời điểm cất nhà hoặc mua nhà, cuộc khảo
sát tại ba cộng đồng cho thấy chủ yếu trong những năm từ
1990 đến 1997, chiếm 94% (số hộ di dân trong giai đoạn
này chỉ chiếm có 72,8%), trong khi sô" cat nhà từ năm 1989
về trước chỉ chiếm có 4,6% mà thôi. Ngoài ra, cũng như
trên khắp Đồng Tháp Mười, ỡ đây chúng ta còn gặp nhiều
gia đình sinh sống trên ghe. Họ làm nghề buôn bán, vận
chuyển, đánh bắt cá, làm thuê và nhiều trường hợp trong sô"
đó không có đâ"t thổ cư (chưa có hoặc có mà đã bán, cầm
cô") để cat nhà. Qua khảo sát thực địa, một sô" hộ sông trên
ghe như vậy đã được ghi nhận ở Tân Công Sính.
Mặt khác, người di dân vào Đồng Tháp Mười đều là
người nghèo. Trong nhiều lý do, có hai lý do chủ yếu nhâ"t
dẫn đến việc các hộ gia đình này phải di dân đến Đồng
Tháp Mười, là vì thiếu ruộng đâ"t (44,9% trường hợp) và vì
làm không đủ ăn (24,3%). Kê" đến là vì không có việc làm
(7,6%) và vì muốn tách hộ để kiếm thêm đâ"t làm ăn
(7,1%). Nói khác đi, người di dân - khẩn hoang thường là
những người phải lo “cái ăn” trước - lo cho “cái ở” sau.
Nhà ở của người di dân vì vậy mà rất đơn sơ, thiếu tiện
nghi, dù là những tiện nghi tối thiểu.
ở cả ba xã khảo sát, trong những năm qua, chính quyền
đã thực hiện chủ trương hỗ trợ vốn để giúp các gia đình cư
dân tôn nền nhà hoặc câ"t nhà trên cọc (nhà sàn, nhà cao