Page 307 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 307
292 Đồng Tháp Mười
Vì vậy, qua cảm nhận từ thực địa, người ta thấy trong
cả ba cộng đồng nói chung và trong các gia đình bị thua lỗ
nói riêng, đều có một thái độ và cách ứng xử rất đặc biệt
đối với sự thua lỗ này. Có thể gọi đó là thái độ và cách
ứng xử bình tĩnh trước một sự thua lỗ đã ít nhiều được dự
báo trước, khi mà đất còn chưa thuần thục. Điều này có cơ
sở tâm lý của nó. Bởi lẽ, qua kinh nghiệm của những người
tiên phong đi khẩn hoang trước đây, và qua bước tự kiểm
nghiệm từ thực tiễn, người ta tin tưởng rằng tiến trình “chắc
chắn” sẽ diễn ra theo chiều hướng năm sau ít thua lỗ hơn
năm trước. Và vì vậy, họ có vẻ bình tĩnh khi tạm thời chấp
nhận sự thua lỗ trong hiện tại như là cái giá phải trả trong
công cuộc khẩn hoang. Người nông dân ở đây thường tự
nhủ và thường nối với nhau rằng, vào Đồng Tháp Mười là
phải chấp nhận thua lỗ trong ba năm liền, - ít nhất là ba
năm liền, - để chờ cho đất thuộc. Cho nên, về phía những
người bị thua lỗ, họ hiểu rất rõ đó là điều rủi ro đương
nhiên, - điều mà những hộ khác cũng đã từng phải trải qua
như họ hiện nay. Đoạn trường không ai mà không phải qua
cầu. Và hiện nay đang là lúc “đoạn trường” mà họ phải
chấp nhận đi qua cho hết, để phấn đấu đến một giai đoạn
khấm khá hơn. Vì vậy, có thể gọi cách ứng xử của các hộ
này là chiến lược “cầm cự tích cực”. Họ không để đất ở
không mà chọn phương án canh tác trong điều kiện đầy rủi
ro, - năng suất lúa trung bình cả năm 1997 của các hộ này
chỉ được 2,474 tấn/ha, - nhưng mặt khác đó lại là giải pháp
kỹ thuật tích cực để đẩy nhanh quá trình thuần hóa đất.