Page 314 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 314
Nỵlĩiên cứu phát triển 299
nào chăn2 nữa, những người chọn chiến lược “thích ứng linh
hoạt1’ cũng đã phần nào đạt được thành công hơn. Tất cả
các hộ này đều cho biết họ không có ý định bán đât, và hơn
thế nữa, 16 hộ trong số đó (tức là băng 36,4%) đang muốn
mua thêm hoặc thuê thêm đất để canh tác. Những dừ kiện
vừa được phân tích cho phép dự đoán một nhịp độ phát
triển khá nhanh của sản xuất nông nghiệp trong vài năm tới
ở cộng đồng này.
Quá. trình khai khan đất hoang để canh tác nông nghiệp
ở Đồng Tháp Mười, nhìn trên góc độ kinh tê, thực chât là
quá trình tìm cách giảm dần sự thua lỗ qua những vụ canh
tác đầu, để từng bước nhích gần tới mức đủ trang trải chi
phí sản xuất, rồi sau đó mới đến giai đoạn có thể hy vọng
kiếm lời từ cây trồng.
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy, đại đa sô" những
trường hợp trồng lúa bị thua lỗ đều gặp ở các hộ mới bắt
đầu canh tác từ năm 1994 trở lại đây (tính đến vụ lúa hè-
thu 1997), - tức là thời gian thực sự khai hoang chưa quá ba
năm. Còn những trường hợp sản xuâ"t có lời thường thuộc
về những hộ đã khởi sự canh tác từ năm 1993 trở về trước,
- tức là thời gian “tác nghiệp” của họ trên đất khai hoang
đã được từ bốn năm trở lên. Tất nhiên không phải không
có những trường hợp ngoại lệ, nhưng nói chung quá trình
thuần hóa các thửa đất khai hoang ở Đồng Tháp Mười
không phải là nhanh, mà đòi hỏi một thời gian dài trên ba -
bôn năm. Quãng thời gian dài chờ cho đất thuần thục là cả
một quá trình phải chịu thua lỗ ở những mức độ khác nhau.
Cho đến khi năng suâ"t lúa nhích dần lên đến xấp xỉ 2,8
tân/ha/vụ, thì kết quả sản xuất mới bắt đầu hòa vốn (theo