Page 315 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 315
300 Đồng Tháp Mười
mức vốn đầu tư trung bình đã ghi nhận được qua cuộc khảo
sát là 3,297 triệu đồng/ha, và giá lúa trung bình thực bán tại
ba cộng đồng này trong vụ đông-xuân 1996 - 97 là 1.185
đồng/kg). Nói khác đi, sau một thời gian ba - bốn năm chịu
thua lỗ để “tác nghiệp’’ cho đất thuần hóa, những hộ nào
bắt đầu vượt được lên trên ngưỡng năng suất 2,8 tân/ha (2)
thì mới có cơ sở để hy vọng bước vào giai đoạn mới, - giai
đoạn “lạc nghiệp”.
Từ giai đoạn “tác nghiệp” đến giai đoạn “lạc nghiệp”,
mỗi hộ di dân-khẩn hoang phải đề ra cho mình một chiến
lược kinh tế quá độ. Sự chọn lựa chiến lược này tùy thuộc
vào rất nhiều yếu tô", mà yếu tô" then chốt nhâ"t ở đây là,
bằng sự chứng nghiệm của chính bản thân mình, người khẩn
hoang nhận định như thê" nào về triển vọng thuần hóa đất
và thích ứng cây trồng, độ dài của thời gian phải chờ đợi,
tiềm lực vật châ"t và sức chịu đựng của gia đình mình trong
cuộc đương đầu với sự “ù lì” của đâ"t và sự khắc nghiệt của
thiên nhiên.
Thực tê" cho thây, toàn cảnh các cộng đồng di dân-khẩn
hoang ở Đồng Tháp Mười như một bức tranh đan xen của
ba chiến lược quá độ đã trình bày trên đây : “chiến lược
cầm cự thụ động”, “chiến lược cầm cự tích cực” và “chiến
lược thích ứng linh hoạt”. Các chiến lược kinh tê" quá độ
này đã và đang tiếp tục chi phối các mặt đời sống, nhâ"t là
(2) Ớ trang 190 (Chương thứ năm), chúng tôi có dẫn theo một nguồn tư
liệu khác về ngưỡng năng suất có lời là trên 2,5 tấn/ha. Mức năng
suất đó là mức trung bình cho các khu vực khai hoang ở Đồng
Tháp Mười nói chung. Đối với ba cộng đồn« được khảo sat này nói
riêng, mức năng suất có lời phái từ 2,782 tân/ha trở lên.