Page 313 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 313
298 Đồng Tháp Mười
trong trạng thái phân vân. Họ như chưa dám nghiêng hẳn
về loại cây trồng nào. Điều này cũng có nguyên nhân của
nỏ. Một là, việc canh tác khoai mỡ đòi hỏi phải có tiềm lực
về vòn đầu tư, - điều kiện mà không phải hộ nào cũn« có.
Hai là, sự thành công của cây khoai mỡ chưa phải đã hoàn
toàn làm yên tâm tất cả mọi người, khi mà những nỗ lực
theo hướng sản xuất nông nghiệp đa canh của chúng ta vẫn
luôn luôn hàm chứa tính “bấp bênh” trong việc giải quyết
đầu ra. Thị trường tiêu thụ và giá cả luôn luôn biến động.
Vì những nguyên nhân đó, nhiều hộ chưa dám mạnh dạn
đầu tư nhiều hoặc chuyển hẳn sang chuyên canh cây khoai
mỡ, mặc dầu đó là loại cây trồng trong lúc này đang đem
lại lợi tức rõ rệt. Đồng thời, đối với đa sô" người di dân-
khẩn hoang, thì cây lúa (dầu hiện nay đang thua lỗ) vẫn là
biểu tượng có sức định hướng mạnh, nhất là khi người ta
còn đang trong giai đoạn chưa vượt qua được nỗi ám ảnh
của cái đói. Người ta không dám “đặt cược” vào một cửa
nhất định nào, mà muôn có được một sự an toàn bằng cách
“đi trên hai chân”. Chính trạng thái phân vân này đã lâm
phân tán năng lực sản xuất, - vốn đã rất yếu, - khiến cho
những hộ vừa trồng khoai vừa trồng lúa không thể đầu tư
đầy đủ, và vì vậy không thể đạt được hiệu quả cao đối với
cả hai loại cây trồng.
về mức sông, trong tổng sô" 44 hộ trồng khoai mỡ ở Tân
Hòa Đông, có 26 hộ nghèo (chiếm 59,1%), trong đó 22 hộ
vừa trồng khoai vừa trồng lúa. Trên mức nghèo có 18 hộ
(40,9%), trong đó 11 hộ có trồng lúa. Trong khi đó, tình
hình chung của tất cả các hộ đã được khảo sát ở cộng đồng
này có mức sông thấp hơn nhiều, - có 72,4% sô" hộ nghèo
và 27,6% trên mức nghèo. Như vậy, dù với cách ứng xử