Page 327 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 327

Nghiên cứu phút triển                               313


                 phương, nên một số hộ sơ tán có thể tạm lánh lên đó.  Theo
                 kết  quả  khảo  sát,  trong  tổng  số  126  hộ  sơ  tán,  có  50,8%
                 tránh  lũ  trên  bờ  kênh,  số còn  lại  49,2%  sơ tán  về  quê  cũ.
                 Thời gian sơ tán trung bình hết 65 ngày, trong đó có khoảng
                 một phần ba số trường hợp phải sơ tán mất ba tháng trở lên,
                 cá biệt có hộ phải sơ tán đến  150 ngày.

                     Nói tóm lại, các “cộng đồng mờ” này đều có những đặc
                 điểm  chung,  mà  cơ  bản  nhất  là  đặc  điểm  bât  định  về  sô
                 lượng thành viên, đặc điểm “lưỡng cư”, và  đặc điểm tản cư
                 - tụ  cư theo mùa.  Kiểu “cộng đồng mờ” này chính là  dạng
                 thức cộng đồng quá  độ  tương ứng với  sự quá  độ  về  kinh tê
                 từ giai đoạn “tác nghiệp” sang giai đoạn “lạc nghiệp”.


                     2.  Một kiểu canh tác nông nghiệp
                         dịch vụ hóa

                        Tại  ba  cộng  đồng  được  khảo  sát  này,  hầu  hết  các
                 công đoạn của qui trình canh tác nông nghiệp đều được tiên
                 hành  bởi  lao  động  thuê  mướn  và  dịch  vụ  cơ  giới  nông
                 nghiệp.  ít  nhất  cũng  có  hai  lý  do chủ  yếu  khiến  cho  việc
                 canh tác nông nghiệp tại đây phải được dịch vụ  hóa ở mức
                 độ cao.  Một là, tính thời vụ hết sức nghiêm ngặt, -  do phải
                 tùy  thuộc  vào thời  điểm  nước  lũ  rút  và  đồng thời phải  tính
                 đến  việc “né  lũ” ở năm sau.  Hai là, qui  mô  diện tích canh
                 tác  ở  đây  khá  lớn.  Trong  khi  mức  trung  bình  qui  mô  diện
                 tích  đất  trồng  cây  hàng  năm  của  một  hộ  nông  nghiệp  ở
                 đồng bằng sông Cửu  Long là  0,876  ha/hộ  (1),  thì ở ba  cộng
                 đồng  này  riêng  đất  trồng  lúa  đã  có  qui  mô  trung  bình  lên


                 (I)
                     Tổng cục Thcíng kê. - số  liệu thống kê tình hình cơ han vù cơ sở hạ
                     tầng nông thôn Việt Nam. Nxb. Thống kê, HN,  1995, tr.  167.
   322   323   324   325   326   327   328   329   330   331   332