Page 59 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 59
Nghiên cứu phút triển 41
trong những tiêu chuẩn đó được Đài Khí tượng Thủy văn
thành phô' Hồ Chí Minh đưa ra, căn cứ vào mực nước tại
Tân Châu (địa đầu đồng bằng sông Cửu Long, trên sông
Tiền) để làm chuẩn. Theo đó, lũ nhỏ khi mực nước đỉnh lũ
thấp hơn 4,0 mét so với mực nước biển, lũ được xem là
trung bình khi mực nước đỉnh lũ từ 4,0 - 4,5 mét, lũ lớn khi
mực nước đỉnh lũ trên 4,5 mét. Với những tiêu chuẩn như
vậy, người ta ghi nhận trong 61 năm với 61 lần lũ nói trên,
tần sô" xuất hiện lũ ở đồng bằng sông Cửu Long phân theo
mức độ là : lũ nhỏ - 8 lần, lũ trung bình - 28 lần, và lũ lớn
- 25 lần (1). Nếu tính từ năm 1931 đến 1996, thì tần sô" xuất
hiện các mức lũ là : Lũ nhỏ - 8 lần (12,12%), lũ trung bình
- 30 lần (45,45%), và lũ lớn - 28 lần (42,43%). Từ đó suy
ra cho thây, chu kỳ lũ nhỏ cứ 8 năm có một lần, lũ trung
bình cứ 2 năm có một lần. Nhưng, về chu kỳ của lũ lớn,
trong vài thập kỷ gần đây đã có sự biến đổi theo chiều
hướng xuâ"t hiện thường xuyên hơn. Trước đây, chu kỳ lũ
lớn là 7 - 8 năm, nhưng dần dần chu kỳ đó rút ngắn xuông
còn 2 - 3 năm hoặc có khi xuâ"t hiện liền năm. Ví dụ, sự
xuất hiện của lũ lớn trong các năm 1991, 1994, 1995, 1996.
Theo một cách phân loại khác, nếu căn cứ vào mức lũ
báo động 3, - tức là khi mực nước ở Tân Châu lên đến 4,2
mét, - thì sô" liệu ghi được từ năm 1940 đến 1996 (56 năm)
có 37 năm mực nước đạt báo động 3 trở lên (chiếm 66,07%
sô" năm), hay cứ 1,5 năm có một năm báo động 3 về mức lũ
ổ Tân Châu. Nếu coi mực nước ở Tân Châu đạt tới 4,6 mét
trở lên là mức lũ gây thiệt hại nặng cho đồng bằng sông
Cửu Long, thì trong vòng 56 năm nói trên, có 19,năm lũ gây
(I )
Theo tài liệu vừa dẫn.