Page 63 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 63
Nghiên cứu phút triển 45
Trung Bộ. Lũ năm 1996 có nguyên nhân trực tiếp do các
cơn bão số 6, số 7 đổ vào Bắc bộ gây mưa lớn ở thượng
nguồn Mêkông.
Mỗi trận mưa bão thường đổ xuống lưu vực Mêkông
một lượng nước mưa rất lớn, có khi vũ lượng cao đến hơn
600 mm. Nước mưa trong lưu vực đổ dồn vào khiến cho
mực nước sông Mêkông tăng lên rất cao, có thể lên đến
trên 20 mét, - như đã đo được ở Kratie ngày 20 tháng Tám
1991. Tổng lượng nước lũ rất lớn, chỉ tính riêng trong bốn
tháng rưỡi, từ 15 tháng Bảy - 30 tháng Mười Một, có
khoảng 300 - 400 tỷ mét khôi chảy qua đồng bằng sông
Cửu Long (năm 1994 là 350 tỷ, năm 1961 là 420 tỷ mét
khối). Khoảng trên dưới một phần mười tổng lượng lũ đó
chảy vào Đồng Tháp Mười (theo tài liệu thực đo, trong mùa
lũ năm 1991 có 38,5 tỷ mét khối) và vào những thời điểm
nhất định, mực nước lũ tăng lên với cường suất khoảng 20 -
30 cm, có trường hợp cá biệt lên tới 39 cm/ngày (1).
Diễn biến một trận lũ ở Đồng Tháp Mười thường theo
ba giai đoạn. Giai đoạn đầu có thể tạm gọi là giai đoạn lũ
sông. Ớ giai đoạn này, nước lũ từ thượng nguồn sông
Mêkông đổ về làm mực nước sông Tiền (và sông Hậu) tăng
lên nhanh, rồi theo các kênh Hồng Ngự, An Bình, Đồng
Tiến, Tháp Mười và hệ thông kênh rạch nội vùng chảy vào
<4) Xem thêm : Dự án Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long
(VIE 87 / 031). - Tài liệu dã dẫn', Nguyễn Sinh Huy và cộns tác
viên. - Lũ lụt ở vùng Đồng Tháp Mười vù vấn đề điều khiển lũ
phục vụ cho khui thác nông nghiệp và cải tạo môi trường. Trong :
Dự Ún Điều tra, đánh giá diên hiến tự nhiên - kinh tế - xã hội vùng
Đồng Tháp Mười sau 10 năm khai thác (1986 - 1995). - Tài liệu dã
dẫn.