Page 62 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 62
44 Đồng Tháp Mười
tháng Mười Hai nước lũ mới rút khỏi các chân ruộng cao,
và mãi đến khoảng 20 tháng Giêng năm sau mới rút khỏi
các chân ruộng thấp. Do tình hình đó, thời điểm gieo sạ lúa
đông-xuân bị muộn, và hệ quả kéo theo đó là lịch thời vụ
canh tác vụ sau (hè-thu) bị trễ dồn. Và như vậy, vụ hè-thu
năm 1997 đã không tránh được lũ.
Nhìn chung, ở đồng bằng sông Cửu Long, dù là lũ sớm
hay lũ rút muộn, thì Đồng Tháp Mười vẫn là vùng phải
gánh chịu trước hết và nặng nề hơn hết mọi hậu quả của lũ
lụt.
Nguyên nhân, diễn biến và đặc điểm. Lũ ở đồng bằng
sông Cửu Long nói chung và ở Đồng Tháp Mười nói riêng
hình thành bởi nước mưa với khối lượng lớn đổ xuống vùng
thượng nguồn sông Mêkông. Điều này có khi là do hoạt
động mạnh của gió mùa tây-nam gây ra mưa lớn ở vùng
cao nguyên Việt Nam và vùng đông-bắc Campuchia.
Nhưng đa số trường hợp đều gắn liền với các cơn bão đổ
vào khu vực miền Trung hoặc miền Bắc Việt Nam, vùng
Thượng, Trung hoặc Hạ Lào, vùng đông-bắc Thái Lan,
hoặc miền Nam Trung Hoa. Ví dụ, trận lũ lớn năm 1978
liên quan trực tiếp với cơn bão số 4 đổ bộ vào vùng Trung
Lào và Hạ Lào, cơn bão số 8 đổ bộ vào Huế, cơn bão số 9
vào Đèo Ngang. Trận lũ lớn năm 1991 gắn liền với các cơn
bão số 3, 4 và 5 xảy ra trong tháng Bảy gây mưa lớn ở nam
Trung Hoa, vùng núi Việt Nam và nhiều vùng khác của lưu
vực sông Mêkông. Trận lũ năm 1994 hình thành do các
trận mưa diễn ra từ cuối tháng Sáu đến đầu tháng Mười
dưới ảnh hưởng của gió mùa tây-nam mạnh, kết hợp với
các trận bão số 4, 5, 6 và 7 hoạt động ở ngoài khơi Bắc Bộ,