Page 61 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 61
Nghiên cứu phút triển 43
Lũ còn được phân loại thành lũ sớm, lũ chính vụ, lũ
muộn, - dựa theo thời gian xuất hiện đỉnh lũ. Khái niệm
“sớm” hay “muộn” có liên quan đến sự lượng định độ an
toàn của các vụ lúa. Ớ đồng bằng sông Cửu Long, thời
gian xuất hiện đỉnh lũ tại Tân Châu thường vào khoảng từ
ngày 15 tháng Chín đến 15 tháng Mười. Nói chung, khi thời
kỳ xuất hiện đỉnh lũ rơi vào khoảng thời gian vừa nói thì
đều được gọi là lũ chính vụ. Lũ năm 1996 chẳng hạn, là lũ
chính vụ, - mực nước ở Tân Châu vào ngày 6 tháng Mười
đã lên đến 4,86 mét, cao hơn đỉnh lũ năm 1995 gần 0,56
mét. về tiêu chuẩn xác định lũ sớm, nếu căn cứ vào mực
nước 3,50 mét là mức an toàn cho lúa hè-thu (tháng Bảy -
tháng Tám dương lịch) và bảo đảm có thể xuống giông lúa
đôns-xuân sau lũ (tháng Mười Một - tháng Mười Hai), thì
khi mực nước tại Tân Châu lên đến 3,50 mét trước ngày 15
tháng Bảy hoặc 4,00 mét trước ngày 15 tháng Tám hay 4,50
mét trước ngày 15 tháng Chín được coi là lũ sớm, - gây ra
thiệt hại lớn cho nông nghiệp.
Mặt khác, nếu sau ngày 15 tháng Mười Một mà mực
nước còn trên 3,50 mét (có khoảng 20% trường hợp rơi vào
tình trạng này), thì đó là 10 rút muộn, - cũng gây ảnh hưởng
tới việc gieo sạ lúa đông-xuân (1). Lũ năm 1996 thuộc
trường hợp này, lũ rút muộn hơn đến trên một tháng. Tính
đến hạ tuần tháng Mười Hai (ngày 18 tháng Mười Hai),
mức lũ còn cao hơn cùng thời điểm năm trước đến 0,52 mét
tại Tân Châu, và 0,83 mét tại Châu Đốc. Đến khoảng cuối
(l> Xcm : Ngô Trọng Thuận. - Lũ lụt ở đồng hằng sông Cửu Long vù
một số đĩnh hướng phòng tránh. Trong : Dự Ún Điều tra, đánh giá
diên hiến tự nhiên - kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười sau 10
năm khai thúc (1986 - 1995). - Tài liệu dã dân.