Page 70 - dong thap muoi nghien cuu phat trien
P. 70
52 Đồng Tháp Mười
Mười nói riêng thuộc loại “lũ hiền”. Lưu lượng nước của
hệ thông sông Mêkông trong mùa lũ là rất lớn, nhưng nhờ
được điều tiết bớt một phần đáng kể bởi những vùng trũng
trên đất Campuchia, đặc biệt là bởi Biển Hồ, nên khi vào
đến địa phận Việt Nam khối lượng và lưu lượng lũ đều đã
giảm bớt, - lưu lượng đỉnh lũ còn trên dưới 50.000 m3/s.
Mực nước lũ lên chậm, cường suất lũ trung bình 6 cm/ngày,
lớn nhất không quá 30 cm/ngày, cá biệt lắm mới có trường
hợp cường suất lớn hơn. Mặt khác, như đã nói, lũ ở Đồng
Tháp.Mười chủ yếu là lũ chảy tràn, cho nên tốc độ chảy
không cao. Tốc độ chảy trung bình trong các kênh chính
vào khoảng 0,5 - 0,8 m/s, cao nhất đạt 1,0 m/s. Tốc độ chảy
trên mặt ruộng nhỏ khoảng 0,1 - 0,2 m/s ở những vùng có
cỏ mọc, khoảng 0,2 - 0,3 m/s ở những vùng đồng trống (1).
Một đặc điểm quan trọng của lũ ở Đồng Tháp Mười là
sự kéo dài thời gian xuất hiện đỉnh lũ (đỉnh lũ bẹt) và thời
gian duy trì mực nước cao trong diễn trình trận lũ. Điều đó
thể hiện ở số ngày duy trì mực nước cao trên 3,5 mét tại
Tân Châu, - trên dưới ba tháng liền. Ví dụ, thời gian duy
trì mức lũ trên 3,5 mét tại Tân Châu tới 90 ngày trong trận
lũ năm 1961, tới 95 ngày trong trận lũ năm 1978, tới 81
ngày trong trận lũ năm 1991, tới 90 ngày trong trận lũ năm
1994. Nếu tính thời gian duy trì mức lũ từ báo động 1 trở
lên (tức là mực nước ở Tân Châu từ 3,0 mét trở lên), thì số
ngày có thể tới 120 ngày. Nếu tính từ thời điểm bắt đầu
ngập cho đến khi nước lũ rút hết, thì thời gian thường kéo
dài đến 4 -5 tháng (2).
(1) Theo : Ngô Trọng Thuận. - Tài liệu đã dẫn.
(2) Tài liệu vừa dẫn.