Page 38 - nam bo xua va nay
P. 38

Năm  1732,  chúa Nguyễn  mới  đặt  vùng  này  làm  châu  Định
                        Viễn (châu cùng  như huyện song dân chúng còn thưa thớt hoặc pha
                        tạp)  và lập dinh Long Hồ,  vẫn thuộc về phủ Gia Định. Trịnh  Hoài
                        Đức ghi  rõ hơn  :  “Nguyên  sơ lập ra châu  Định Viễn và dựng dinh
                        Long  Hồ  ở xứ Cái  Bè,  sau  dời  qua  ấp  Long  An,  thôn  Long  Hồ...
                        Năm  1803, đổi tên là dinh Hoằng Trấn, ly sở ở chỗ này, tục gọi là
                        xứ Bãi  Bà Lúa”.

                              Năm  1804, cải làm dinh  Vĩnh  Trấn.  Nãm  1804, đem hai  đạo
                        Long Xuyên và Kiên Giang từ Hà Tiên cho thuộc về đây. Như vậy,
                        châu  Định  Viễn  với  dinh  Vĩnh  Trấn rất rộng  lớn, gồm  khắp  miền
                        Tây Nam bộ.

                              Năm  1808, cải làm trấn  Vĩnh  Thanh, thăng châu Định Viễn
                        làm phủ Định Viễn và thăng ba tổng lên làm huyện Vĩnh Bình, huyện
                        Vĩnh An,  huyện  Tân An.
                              Năm  1810, trả lại hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang về cho
                        Hà Tiên cũ.

                              Năm  1813, lập thêm huyện  Vĩnh Định.
                              Năm  1823,  đặt  thêm phủ  Hoằng An  để  cai  quản  hai  huyện
                        Tân An và huyện  Bảo An (phân ra từ Tân An cũ)

                              Năm  1832,  phân  hạt  gọi  là  tinh  Vĩnh  Lon%,  nhập  thêm phủ
                        Lạc Hóa (gồm hai huyện Tuân Ngãi, Trà Vinh) trước thuộc về phủ
                        Gia Định. Lại tăng thiết huyện  Vĩnh  Trị cho thuộc phủ  Định Viễn.
                        Đồng  thời,  cho  tách  hai  huyện  Vĩnh  Định,  Vĩnh  An  và đạo  Châu
                        Đốc để lập tỉnh  Kiên Giang.

                             Năm  1836,  tiến  hành  công  cuộc  đạc  điền  lập  địa  bạ.  Tỉnh
                        Vĩnh Long khi ấy có tình hình ruộng đất và phân bổ hành chính như
                        sau:

                       42
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43