Page 34 - nam bo xua va nay
P. 34

V       ào vùng đất, người đi khai hoang gặp những thuận lợi rất cơ
                              bản như khí hậu điều hòa, quanh năm không có bão lụt, mặt
                              đất bằng phẳng với những sông rạch chằng chịt mang lại cá
                      tôm, nước tưới phù sa màu mỡ và thuận tiện cho việc giao lưu... Tuy
                      nhiên, cũng trong buổi đàu, cư dân gặp không ít khó khăn: rừng rậm
                      hoang hiểm, ác thú đầy rẫy, một số nơi bị nhiễm mặn, nhiễm phèn...
                      Thế nhưng, bằng sức lao động quả cảm cần cù, sáng tạo, cuộc sống
                      của cư dân người  Việt ở Mỹ Tho lần hồi đi vào ổn định, “việc mở
                      mang ruộng đất, trồng tỉa hoa lợi tựu trung đều có giềng mối” (theo
                      Trịnh Hoài Đức - Gia Định thành thông chí - GĐTTC)
                            Đầu năm 1679, Mỹ Tho lại tiếp nhận thêm một số di dân mới.
                      Đó là một nhóm người  Hoa, do Dương Ngạn Địch chỉ huy, chống
                      đối  nhà Thanh - một Vương triều  ngoại  tộc thống trị Trung  Hoa -
                      chạy sang Phú Xuân - Đàng Trong, và được chúa Nguyễn cử tướng
                      dãn vào định cư ở Mỹ Tho. Điều này thể hiện tấm lòng nhân đạo,
                      hào hiệp của nhân dân ta trong việc cưu mang, giúp đỡ dân tộc láng
                      giềng khi họ gặp hoạn nạn. Và cũng phản ánh biện pháp khôn khéo
                      của chúa  Nguyễn:  vừa giữ được  mối  quan  Hệ  ngoại  giao  với  nhà
                      Thanh  vừa  không  làm  người  Hoa  bất  mãn,  và  đặc  biệt,  sử dụng
                      những  người  Hoa này  như một  lực  lượng khẩn  hoang ở vùng  đất
                      mới - mà lúc bấy giờ, đang thiếu nhân công trầm trọng.
                           Tại  Mỹ  Tho,  nhóm  người  Hoa này chủ  yếu  làm  nghề buôn
                      bán, và cùng với người Việt chiếm đa số chung sức đồng lòng xây
                      dựng  và  phát  triển  quê  hương  mới.  Cho  đến  khoảng  cuối  thế kỷ
                      XVII, Mỹ Tho trở thành một trong những trung tâm thương mãi lớn
                      nhất ở toàn Nam bộ hồi đó, với "chợphố lớn Mỹ Tho,  có nhà ngói
                      cột chạm, đình cao, chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến
                      dậu dỏng đúc,  làm thành một chốn đại đô hội,  rất phồn hoa,  huyên



                      38
   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39