Page 35 - nam bo xua va nay
P. 35
náo ”(l). Ngoài thương thuyền trong nước đến buôn bán ở chợ phố
lớn Mỹ Tho, có thể còn có "thương thuyền cùa người Trung Hoa,
người TâVDưong, người Nhật tìàn và người Chà Và”(2) đến giao
dịch(3). Sự hưng thịnh của chợ Mỹ Tho cho thấy nền sản xuất nông
nghiệp và nền kinh tế hàng hóa ở địa phương đa có những bước phát
triển đáng kể, đúng như ghi chép của Đại Nam nhất thống chí
(ĐNNTC): “Ruộng bằng đất tốt, dân vật dồi dào". GĐTTC cho
biết thêm: “Ở huyện Kiến Đăng và Kiến Hưng có những vườn cau
sum suê. Cau tươi và cau khô nhà nào cũng có, chất chứa đầy sân,
đầy lẫm để bán các nơi xa gần Nông sản không chỉ đủ dùng cho
dân cư Mỹ Tho mà còn dư ra với số lượng lớn, trở thành hàng hóa
được buôn bán trên thị trường. Đồng thòi, các mặt hàng tiểu thủ
công nghiệp ở những nơi khác cũng được đưa tới chợ Mỹ Tho để
tiêu thụ, tạo nên sự phong phú về chủng loại hàng hóa tại đây. Chính
điều đó đã tác động tích cực đến đời sống của nhân dân Mỹ Tho.
Sách ĐNNTC ghi rằng: “Phong tục của Định Tường - Mỹ Tho
cũng giống Gia Định, nhưng vật lực có hơn, cho nên cũng ham vui
và thích choi nhiều hơn. Phục sức sa xi cũng hon, phụ nữ nuôi tằm,
dệt củi cũng hon, mà nhà nông cày cấy cũng hon ”.
Chợ Mỹ Tho được thiết lập ở ngã ba sông: sông Mỹ Tho giao
dòng với kênh Bảo Định, tạo nên sự thuận lợi to lớn trong việc giao
lưu, vận chuyển hàng hóa từ Mỹ Tho đi các địa phương khác và
ngược lại. về sông Mỹ Tho, sách ĐNNTC ghi là: “Sông sâu rộng,
nước trong và ngọt, cá tôm nhiều vô kể, phàm thuyền buôn các nơi
qua lại phải đậu nghỉ ở đây hóng mát, xem trăng, đợi con nước lên,
thuận dòng lên Tây hay xuống Đông”. Còn kênh Bảo Định thì được
Nguyễn Cửu Vân khởi đào từ năm 1705. Cả hai sách ĐNNTC và
GĐTTC đều chép là kênh Bảo Định có một “mối lợi rất to lớn cho
nhân dân ”.
39