Page 44 - nam bo xua va nay
P. 44

T ’ ăm Minh  Mạng thứ tư (1823),  nhận  thấy  địa thế của thôn
                                   Vĩnh Trường quá gần  sông  lớn  và gần biển, tuy có lợi  thế
                            -L  ^   lốn về giao thông,  mua bán nhung không thuận  tiện trong
                            công  tác  phòng  thủ  của  một  trung  tâm  hành chánh,  nhà vua cho
                            phép dời  ly  sở Trà Vang từ thôn Vĩnh Trường  về Sách Thanh Sái
                            (sách là cách phiên âm ra Hán tự của chữ Srok, một đơn vị quần cư
                            của đồng bào Khmer). Sách Thanh Sái được đổi lại là Thanh Lệ xã.

                                 Năm  1840,  Sa Sầm (còn gọi  là Lâm Sâm hay Sa Som)  khởi
                            binh  chiếm  ly  sở  huyện  Trà  Vinh  (lúc  này  Trà  Vinh  từ phủ  đổi
                            thành  huyện).  Vua  Thiệu  Trị  phái  các  tướng  Bùi  Công  Huyên,
                            Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Công Nhân thống lĩnh quân đội tảo trừ
                            và nhà vua cũng cho phép dời  ly sở Trà Vinh từ Thanh Lệ về làng
                            mới lập Minh Đức. Đó là năm Thiệu Trị thứ nhất,  1841. Theo bản
                            đồ cổ và diên cách lúc ấy, một cách đại để, Minh Đức là phần đất
                            nay  chủ  yếu  là  Phường  Hai,  một phần  Phường  Bảy  và  một  phần
                            Phường Một.

                                 Chúng ta có thể lấy cái mốc thời gian này làm điểm phát sinh
                            cho thị xã Trà Vinh với tư cách là một ly sở hành chánh. Cần chú ý
                            rằng, cảnh quan chung của một ly sở cấp huyện hồi ấy là một huyện
                            đường tương đối khang trang trong một cụm quần cư khá phát triển.
                            Ly sở Minh Đức vãn dùng lại ở chừng mực một thôn làng như bao
                            thôn làng chung quanh khác.

                                 Thị xã Trà Vinh, xét với tư cách một đô thị, chỉ mới xuất hiện
                            sau ngày thực dân Pháp xâm chiếm và thiết lập ách cai trị của chúng
                            trên mảnh đất này.  Đó'là ngày 21-6-1867, một ngày sau khi chúng
                           chiếm được thành Vĩnh Long. Ngay cuối năm  1867, thực dân Pháp
                            tiến hành quân chia các đơn vị hành chính và quân sự trên vùng đất
                           chiếm đóng. Ở phần đất phía nam sông Măng Thít, chúng thành lập



                           48
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49