Page 49 - nam bo xua va nay
P. 49

hoặc tới Phnôm-pênh, đều phải đi đường biển hoặc phải ngược dòng
                        sông Tiền. Như vậy chợ sắt Sa Đéc phải là nơi dừng chân nghỉ ngơi.

                             Năm  1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, thiết lập phủ
                        Gia Định.  Khi ấy lưu dân ở Nam bộ đã có tới “ trên bốn vạn hộ”  và
                        khai mở được hàng ngàn dặm ruộng đất. Có lẽ chợ sắt Sa Đéc lúc ấy
                        đã có dân có đất kha khá rồi, dẫu chưa có tên trong hệ thống hành
                        chính của phủ Gia Định.

                             Năm  1732,  đặt  thêm  châu Định  Viễn  và lập dinh  Long Hồ,
                       đều thuộc về phủ Gia Định (châu này cũng như huyện nhưng cư dân
                       chưa được  hoàn  toàn  khai  hóa).  Sa  Đéc  khi  ấy  thuộc  châu  Định
                       Viễn.

                             Năm  1757, cắt đất một phần châu Định Viễn để lập đạo Châu
                       Đốc  (đạo cũng  như châu  nhưng thường  đặt  ở vùng  biên  giới).  Sa
                       Đéc lại thuộc về đạo Châu Đốc.

                             Năm  1832,  sau  khi Tổng trấn  Lê  Văn  Duyệt qua đời,  Minh
                       Mạng liền bãi bỏ hệ thống hành chính Gia Định thcinh với ngũ trấn.
                       Từ 5 trấn, chia ra 6 tỉnh:

                             - Trấn Biên Hòa thành tỉnh Biên Hòa
                             - Trấn Phiên An thành tỉnh Phiên An (sau là Gia Định).

                             - Trấn Định Tường thành tỉnh Định Tường.

                             - Trấn Vĩnh Thanh thành hai tỉnh:  Vĩnh Long, An Giang.
                             - Trấn Hà Tiên thành tỉnh Hà Tiên.

                             Chợ Sa Đéc thuộc tỉnh An Giang từ đó.  Đương thời  tỉnh An
                       Giang chia ra 2 phủ và 4 huyện:
                                1- Phủ Tân  Thành



                       54
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54